Kết nối trung tâm logistics: "Mắt xích" kiến tạo chuỗi cung ứng bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, sự đứt gãy chuỗi cung ứng trở thành một trong những thách thức lớn. Việt Nam với vị trí địa chính trị chiến lược và tiềm năng phát triển logistics rộng mở, kết nối và đồng bộ hóa hệ thống trung tâm logistics trên phạm vi cả nước đang được xem là cơ hội để bứt phá và phát triển bền vững.

Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm về logistics ngày 29/5 do Tạp chí Công thương tổ chức.
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm về logistics ngày 29/5 do Tạp chí Công thương tổ chức.

Điểm nghẽn trong tối ưu chuỗi cung ứng

Với tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm, ngành logistics Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ. Sự hình thành hàng loạt trung tâm logistics hiện đại như Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn, Trung tâm Logistics quốc tế Bắc Giang, hay ICD Vĩnh Phúc, cho thấy nỗ lực đầu tư nghiêm túc từ cả Nhà nước lẫn khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, tại Tọa đàm về logistics ngày 29/5 do Tạp chí Công thương tổ chức, bà Đặng Hồng Nhung, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhấn mạnh: “Chúng ta có số lượng trung tâm logistics tăng gần gấp 10 lần trong hơn một thập kỷ, nhưng vẫn thiếu sự kết nối thành mạng lưới quốc gia, khu vực và xuyên biên giới. Đây là điểm nghẽn lớn trong tối ưu chuỗi cung ứng. Khi mỗi trung tâm logistics vận hành như một “ốc đảo” riêng biệt, không có hệ thống dữ liệu chung, không có phân vai chiến lược rõ ràng, thì khả năng lan tỏa hiệu quả ra toàn chuỗi cung ứng là rất hạn chế”.

Trung tâm logistics không chỉ đơn thuần là nơi lưu kho, bốc dỡ, phân loại hàng hóa mà có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo chia sẻ của ông Hoàng Đình Kiên - Tổng Giám đốc Hòa Phát Logistics, trung tâm logistics còn là “cầu nối điều tiết luồng hàng, giúp doanh nghiệp logistics kết nối hai chiều, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.”

Trong bối cảnh chi phí logistics của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực, chiếm 16-20% GDP. Việc xây dựng các trung tâm logistics tích hợp, đa chức năng, ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ là giải pháp đột phá để cắt giảm chi phí trung gian, rút ngắn thời gian giao hàng và nâng cao sức cạnh tranh hàng Việt.

Cần một “kiến trúc sư trưởng” và hệ sinh thái liên kết

Thực trạng hiện nay cho thấy mỗi trung tâm logistics đang phát triển theo hướng riêng, thiếu sự định vị rõ ràng về vai trò và chức năng. Ông Đào Văn Thuấn, Phó Giám đốc Công viên Logistics Viettel cho rằng: “Chúng ta cần đồng bộ dữ liệu giữa các trung tâm, hình thành dịch vụ toàn trình để tối ưu chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng”.

Cùng quan điểm này, bà Trương Thị Mùi, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Logistics quốc tế Bắc Giang đề xuất: “Phải có hoạch định về tính năng từng trung tâm để tránh trùng lặp, phát huy thế mạnh vùng miền và tạo mạng lưới logistics chia sẻ trách nhiệm”.

Điều này đòi hỏi vai trò điều phối mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là Bộ Công thương - cơ quan chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2025-2035. Trong đó, cần xây dựng bản đồ tổng thể, xác định rõ mô hình trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh, đồng thời thiết lập khung tiêu chuẩn, tiêu chí phân hạng trung tâm logistics.

Một trung tâm logistics không thể phát triển nếu thiếu kết nối hạ tầng. Sự phối hợp giữa quy hoạch trung tâm logistics với giao thông đa phương thức đường sắt, đường biển, hàng không, cảng cạn… là điều kiện tiên quyết để hình thành chuỗi cung ứng linh hoạt.

Các ý kiến chuyên gia tại Tọa đàm đều thống nhất, chính sách ưu đãi đầu tư vào logistics cần cụ thể và thực chất hơn. “Ngoài giảm thuế, nên có cơ chế đặc thù về đất đai, thủ tục nhanh gọn, hỗ trợ tài chính và đào tạo nhân lực chất lượng cao”, ông Kiên nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi xanh trở thành xu hướng bắt buộc, việc hỗ trợ trung tâm logistics đầu tư vào năng lượng sạch, phương tiện phát thải thấp, và hạ tầng logistics thông minh là hướng đi bền vững và cấp thiết.

Cùng với đó, các trung tâm logistics và doanh nghiệp phải chủ động tái cấu trúc. Những mô hình vận hành truyền thống, thiếu tích hợp công nghệ, chậm ứng dụng nền tảng số sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi. Các trung tâm cũng cần chủ động kiến tạo hệ sinh thái dịch vụ kết nối cả đối tác công nghệ, đối tác vận tải, kho bãi, khai báo hải quan, thậm chí cả thương mại điện tử và tài chính. Để logistics không còn là khâu cuối, mà trở thành trục xoay chiến lược trong chuỗi giá trị hiện đại.

Trong thế trận thương mại ngày càng biến động, một hệ thống logistics hiệu quả không còn là “lựa chọn”, mà là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp và cả nền kinh tế quốc gia đứng vững và vươn xa.

Việt Nam đang có thời cơ vàng để hình thành mạng lưới trung tâm logistics tích hợp, gắn kết vùng, nối liền quốc gia, vươn ra khu vực. Nhưng để hiện thực hóa mục tiêu này, cần sự vào cuộc đồng bộ từ tầm nhìn chiến lược của Chính phủ, sự dấn thân đổi mới của doanh nghiệp, đến cơ chế linh hoạt và nguồn lực đột phá từ địa phương.

Logistics là “mạch máu” của nền kinh tế. Mạch máu ấy chỉ lưu thông tốt khi các trung tâm logistics trở thành “trái tim liên kết” trong một cơ thể vận hành nhịp nhàng, tối ưu và bền vững.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương khởi công đường Vành đai 4 và khánh thành 3 tuyến đường giao thông trọng điểm

Bình Dương khởi công đường Vành đai 4 và khánh thành 3 tuyến đường giao thông trọng điểm

Chiều 18/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Đèo Cả tổ chức Lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Bình Dương, và khánh thành các tuyến đường ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747B. Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự và phát biểu ý kiến tại buổi lễ.

Văn Bàn: Tiếp nhận cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc nguy cấp, quý, hiếm

Văn Bàn: Tiếp nhận cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc nguy cấp, quý, hiếm

Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn phối hợp với Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên vừa tiếp nhận 1 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do ông Triệu Văn Nhất ở thôn Bản Bỗng 2, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên tự nguyện giao nộp.

Thống nhất phân loại, quản lý sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro

Thống nhất phân loại, quản lý sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro

Luật mới được Quốc hội thông qua quy định, sản phẩm, hàng hóa được phân loại dựa trên mức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao), phù hợp thông lệ quốc tế; cảnh báo của tổ chức quốc tế có liên quan đối với sản phẩm, hàng hóa; khả năng quản lý của cơ quan Nhà nước trong từng thời kỳ.

Chuyện làm giàu ở làng cau Phú Hải 1

Chuyện làm giàu ở làng cau Phú Hải 1

Những ngôi nhà khang trang ẩn mình giữa vườn cau xanh ngát và nụ cười hạnh phúc của người dân thôn Phú Hải 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng minh chứng cho sự “giàu có” mà họ đang sở hữu. Câu chuyện làm giàu từ trồng cau ở Phú Hải 1 cũng thật thú vị.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Văn Yên: Triển vọng từ những dự án lớn

Văn Yên: Triển vọng từ những dự án lớn

Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) là điểm đến đầu tư sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lớn nhờ có nguồn lao động dồi dào, được đào tạo; hệ thống giao thông thuận tiện, đang được nâng cấp.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Điểm tựa của phụ nữ nghèo

Điểm tựa của phụ nữ nghèo

Với chương trình tín dụng ưu đãi được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Mường Khương đã trở thành điểm tựa giúp phụ nữ các thôn vùng cao khó khăn trên địa bàn vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

fb yt zl tw