“Kẻ lãng du” - khắc họa tình yêu bền lâu

Alain-Fournier, tên thật là Henri - Alban Fournier, sinh ngày 3/10/1886 tại La Chapelle d’Angillon, thuộc tỉnh Cher, miền Trung nước Pháp.

Sau khi trải qua thời thơ ấu ở Sologne và trong vùng Bas Berry, nơi cha mẹ ông làm giáo viên ở đó, ông khởi sự bậc trung học ở Paris; rồi chuẩn bị thi vào trường Hải quân ở Brest, nhưng chẳng bao lâu sau thì từ bỏ ý định. Điều đó cho thấy rằng, ông không bao giờ có thể sống xa vùng đồng quê của thời thơ ấu ông từng yêu mến. Ông trở lại học khoa Triết ở Bourges. Và rồi chọn Văn chương, tiếp tục theo đuổi sự học ở trường Lakanal tại Sceaux. Nơi đây, ông kết giao thâm tình cùng Jacques Rivière (người sau này kết hôn với em gái ông - Isabelle, vào năm 1909). Cả ông và Jacques Rivière đều “phóng” mình vào cuộc tìm hiểu về cái Thật và cái Đẹp của tất cả các bộ môn nghệ thuật: Hội họa, Âm nhạc, đặc biệt là Văn chương. Họ là những người đầu tiên khám phá ra trong số các nhà văn trẻ thời ấy - chưa được ai nhận ra chân giá trị và bị coi thường - những khuôn mặt về sau trở thành những tên tuổi lớn trong thời đại chúng ta: Claudel, Péguy, Valéry…

Tháng 6/1905, Alain - Fournier gặp một người con gái. Lần gặp gỡ ngắn ngủi chỉ kéo dài trong một cuộc trò chuyện dọc dài theo bờ sông Seine ở Paris đã làm nảy sinh trong tâm hồn ông mối tình lớn, kéo dài suốt đời. Ông chỉ gặp lại cô gái vào năm 1913, sau 8 năm đau khổ tìm kiếm tung tích cô. Và trong lần gặp thứ hai cũng ngắn ngủi như lần trước, “Nàng con gái nhỏ xinh đẹp” đã biến thành vợ của kẻ khác và có hai con.

Nhân vật nữ dưới cái tên Yvonne de Galais trong tác phẩm “Kẻ lãng du” (tựa gốc: Le Grand Meaulnes) chính là hình ảnh người con gái của hai lần gặp ngắn ngủi ấy.

Năm 1907, sự học của Alain - Fournier bị gián đoạn hai năm để thi hành quân dịch và ông cũng không tiếp tục học nữa. Sau đó, trong ít lâu, ông giữ chức vụ ký giả điểm sách trên một tờ báo và cho xuất bản những thi phẩm khác nhau, những tiểu luận, tùy bút và các đoản thiên tiểu thuyết (tất cả rất lâu về sau được thu thập lại dưới tựa đề Miracles); đồng thời cũng thai nghén tác phẩm lớn sau này đem lại tên tuổi cho ông.

Vài tháng sau cuộc gặp gỡ lần thứ hai cũng là lần cuối với cô gái, tác phẩm “Kẻ lãng du” ra đời. Câu chuyện được kể gần như bắt đầu từ ngay ngày hôm sau cuộc gặp gỡ lần đầu, kéo dài trong 8 năm đằng đẵng, được ráp nối nhẫn nại, trìu mến; là hồi ức (mới vừa bị đảo lộn) tất cả những gì ông đã ân cần ôm ấp cho đến lúc ấy; cũng là mối tình đau khổ lớn đã chi phối trọn vẹn cuộc đời ông.

Một năm sau, Alain-Fournier tử trận ở chiến trường Eparges, Pháp, ngày 22/9/1914, lúc gần tròn 28 tuổi.

“Kẻ lãng du” là câu chuyện kể mang đầy tính chất ngậm ngùi hoài niệm, qua đó khắc họa chân dung Augustin Meaulnes - kẻ vừa mang hình dáng của một chàng Peter Pan tỉnh lẻ nước Pháp chối từ sự trở thành người lớn và của một Parsifal chạy đuổi theo tình yêu đến cùng cuộc đời. Thoạt đầu, khi mới đến Sainte - Agathe, Meaulnes đã làm mê mẩn tất cả các bạn đồng học của mình bởi vẻ bề ngoài mạnh mẽ, can cường và hào hiệp. Nhưng kể từ khi tham dự một lễ hội lạ lùng tại lãnh địa bí mật có cô gái xinh đẹp hiện diện thì chàng thay đổi hoàn toàn từ đây.

Đứng ở vị thế cân bằng giữa lòng hâm mộ thuở thiếu thời với tâm trạng khước từ của lúc đã chín muồi cuộc đời, François Seurel, người kể chuyện đã đưa dắt độc giả vào mê lộ cuốn hút suốt qua bức chân dung không phai nhòa của một tình bạn đã bị chia lìa và tuổi thanh xuân đã vĩnh viễn trôi qua.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw