Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035.

Dự án nhà máy điện gió Trung Nam tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN
Dự án nhà máy điện gió Trung Nam tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; phát triển mạnh các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh; tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa và lối sống xanh, thúc đẩy tạo việc làm xanh và phát triển chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn.

Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, huy động nguồn lực trong thực hiện kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên (đất, nước, khoáng sản) tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN.

Công suất các nhà máy điện từ nguồn sinh khối, chất thải rắn đến năm 2030 đạt 2.270 MW, tương ứng 1,5% tổng công suất các nhà máy điện. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp phấn đấu đạt từ 47%. Đạt mức tiết kiệm từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc.

Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được thu gom, xử lý đạt 95%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn được thu gom, xử lý đạt 80%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng chất thải được thu gom giảm dưới 50%.

Đồng thời, chú trọng, nâng cao khía cạnh kinh tế, gia tăng lợi ích, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và huy động nguồn lực trong thực hiện kinh tế tuần hoàn: Các mô hình sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tái sử dụng, tái chế chất thải, mô hình sản xuất kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn được xây dựng, nhân rộng, phát triển phù hợp từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền và ở từng cấp độ; hình thành, phát triển chuỗi giá trị mới, bền vững gắn với giá trị gia tăng cao, tạo ra nhiều việc làm mới thông qua áp dụng kinh tế tuần hoàn; thu hút mạnh mẽ các nguồn lực từ tín dụng xanh, trái phiếu xanh và nguồn lực hợp pháp khác cho các dự án đầu tư vào phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đến năm 2035, hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn bao trùm gắn với đổi mới, sáng tạo, năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; Việt Nam trở thành một trong các trung tâm đổi mới sáng tạo, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ và huy động vốn đầu tư cho kinh tế tuần hoàn trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Góp phần thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đến năm 2035 và các giai đoạn tiếp theo trong các văn kiện của Đảng, chiến lược, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch là nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phát triển các thực hành tốt về thực hiện kinh tế tuần hoàn, bao gồm truyền thông, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, pháp luật về thực hiện kinh tế tuần hoàn; lồng ghép các nội dung giáo dục về kinh tế tuần hoàn vào chương trình giáo dục các cấp học, bậc học; xây dựng, vận hành nền tảng kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện kinh tế tuần hoàn. Tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch hành động, lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển, quản lý chất thải của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.

Hoàn thiện các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Hỗ trợ hình thành, phát triển thị trường cho các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Trong đó, hỗ trợ thực hiện thiết kế sinh thái để đạt tiêu chí của kinh tế tuần hoàn; hỗ trợ áp dụng, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ số, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất để thực hiện kinh tế tuần hoàn; hỗ trợ hình thành và phát triển thị trường cho các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

Thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong hoạt động tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Tăng cường quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn. Trong đó, thí điểm, nhân rộng và phát triển các mô hình quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Theo Kế hoạch, các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035, bao gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản; năng lượng; khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; hóa chất; xây dựng; giao thông vận tải; dịch vụ và du lịch; quản lý chất thải; phát triển khu đô thị, khu dân cư tập trung; khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai Kế hoạch hành động quốc gia; phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, khung hướng dẫn kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của các ngành, lĩnh vực, địa phương; xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Nông dân Mường Khương hối hả thu hoạch mía xương gà phục vụ Tết

[Ảnh] Nông dân Mường Khương hối hả thu hoạch mía xương gà phục vụ Tết

Cùng với nhiều nông sản khác, thị trường mía xương gà của huyện Mường Khương đang bước vào mùa tiêu thụ sôi động nhất năm. Loại mía này được ươm trồng từ đầu năm (khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch), sau 9 - 10 tháng thì được thu. Thời điểm này, sức mua của thị trường tăng mạnh, nông dân Mường Khương đang hối hả thu hoạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp tết Nguyên đán 2025.

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Sau đợt mưa lũ lịch sử, nhiều khu vực đất ven sông gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ dân nơi đây đã chủ động cải tạo đất và tận dụng các nguồn đất bồi để không chỉ phục hồi mà còn nâng cao năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán 2025.

Đào Sa Pa sôi động ngày áp Tết

Đào Sa Pa sôi động ngày áp Tết

Chỉ còn 6 ngày nữa là đến tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày này, ngược xuôi trên Quốc lộ 4D dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc xe ô tô biển ngoại tỉnh chở đào cành từ Sa Pa xuôi dốc về các tỉnh miền xuôi.

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Những ngôi nhà ở khu tái định cư Bản Lầu (Trịnh Tường, Bát Xát) được xây từ tấm lòng “tương thân, tương ái”, sự quan tâm của Bộ Công an đối với người dân vùng cao, biên giới sau cơn bão lịch sử Yagi.

Ngành thuế Lào Cai: Một năm bứt phá về thu ngân sách

Ngành thuế Lào Cai: Một năm bứt phá về thu ngân sách

Năm 2024, ngành thuế Lào Cai đã bứt phá về thu ngân sách, với số thu đạt cao nhất từ trước tới nay và vượt cao so với dự toán Trung ương giao. Có được kết quả này là do ngành đã tăng cường các giải pháp chống thất thu, đồng thời nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ, giải đáp vướng mắc của các đơn vị, doanh nghiệp, người nộp thuế trong việc thi hành các chính sách thuế.

Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore

Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore

Dẫn số liệu của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia ở vị trí thứ 2, Na Uy xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4 và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.

Phong Niên: Người dân hưởng lợi từ Trạm biến áp 500 kV Lào Cai

Phong Niên: Người dân hưởng lợi từ Trạm biến áp 500 kV Lào Cai

Cấp điện cho đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là Trạm biến áp 500 kV tại thôn Cốc Toòng, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng (Trạm biến áp 500 kV Lào Cai). Công trình khởi công tháng 4/2022, khánh thành đóng điện giai đoạn 1 tháng 10/2023, giai đoạn 2 sẽ được thi công vào tháng 3/2025. Đây là công trình cấp quốc gia có tổng mức đầu tư 1.564 tỷ đồng, với đồng bào Dao thôn Cốc Toòng, dự án sẽ mang lại thay đổi tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

[Ảnh] Nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập khẩu

[Ảnh] Nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập khẩu

Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ, hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành càng nhộn nhịp. Để hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa được thông suốt, các đơn vị chức năng ở cửa khẩu phải tăng cường lực lượng và làm thêm giờ kể cả những ngày nghỉ.

Quan tâm chứng nhận lại sản phẩm OCOP

Quan tâm chứng nhận lại sản phẩm OCOP

Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP có thời hạn 36 tháng, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp lại. Theo số liệu của cơ quan chuyên môn, hiện việc công nhận lại sản phẩm OCOP sau khi hết hạn chưa được các chủ thể quan tâm và đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần có giải pháp tháo gỡ.

fb yt zl tw