Huyền bí phong tục thờ rắn thần cổ quái

Rắn là một sinh vật mang tính biểu tượng cao với nhiều ý nghĩa khác nhau trong từng nền văn hóa. Hãy cùng điểm qua một số phong tục ở các quốc gia tôn thờ loài rắn trên thế giới.

Huyền bí phong tục thờ rắn thần cổ quái

Thần rắn Naga ở Campuchia.

Những phong tục thờ thần rắn Naga ở Campuchia, rắn thần Quetzalcoátl tại Mexico hay rắn cầu vồng ở Úc sẽ không khỏi làm bạn ngạc nhiên.

1. Thần rắn Naga ở Campuchia

Trong tiếng Phạn, Naga có nghĩa là rắn hổ mang – loài rắn thường có những chiếc răng sắc nhọn ẩn chứa nọc độc đủ để giết chết một con voi lớn. Rắn hổ mang còn tượng trưng cho thần Shiva tối cao nắm giữ trong tay sự hủy diệt.

Hình tượng Naga gắn liền với truyền thuyết về sự khai sinh của đất nước được gọi là Campuchia ngày nay. Theo đó, nhà vua đầu tiên sáng lập Campuchia đã đến nơi này và đem lòng yêu công chúa Naga. Sau khi vượt qua nhiều thử thách, nhà vua cưới được công chúa và họ cùng nhau trị vì vương quốc. Những người Khơ-me sau này được coi là con cháu của họ.

 

Theo quan niệm của con dân xứ Angkor, rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên - địa - nhân, 5 đầu theo thuyết ngũ hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ, thần Naga 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng. 

 

Rắn thần 9 đầu Naga có thể được nhìn thấy trên nhiều công trình điêu khắc, các bức tượng ở những ngôi đền, tháp cổ Khơ-me. Những người dân Khơ-me thậm chí còn mai táng một con rắn độc cùng với quan tài người chết với đức tin rằng, thần rắn sẽ bảo hộ linh hồn người chết khi sang thế giới bên kia.

2. Rắn thần Quetzalcoátl tại Mexico 

Rắn thần Quetzalcoátl là biểu tượng được tôn trọng nhất trong thần thoại Mexico. Với cái tên có nghĩa là “con rắn mang lông chim”, Quetzalcoátl là hình tượng trung tâm trong các điện thờ cổ của người Aztec.

 

Quetzalcoátl là vị thần tạo ra ranh giới giữa Trái đất và bầu trời, góp phần lớn vào sự sáng tạo ra loài người. Qua nhiều nền văn hóa và lịch sử, có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của thần Quetzalcoátl.

Theo đó, Quetzalcoátl là một trong số 4 người con của hai vị thần Ometecuhtli và Omecihuatl, ông là vị thần của ánh sáng, sự tha thứ và gió. Ông được coi là vị thần sáng tạo ra sách, lịch, đôi khi lại là biểu tượng cho cái chết và sự tái sinh.

 

Hình tượng rắn thần lông chim đã trở thành một đối tượng thờ cúng và biểu tượng về thời gian trong nền văn hóa Aztec. Không chỉ là một biểu tượng thần thánh bên trong các đền thờ cổ, người Aztec còn coi rắn như một vị thần bảo vệ gia đình và nuôi chúng trong nhà.

3. Rắn cầu vồng ở Úc

Hình tượng rắn cầu vồng là một mô-típ khá phổ biến trong nghệ thuật và thần thoại của thổ dân Úc. Cái tên này xuất phát không phải từ một con rắn thực sự với bộ da nhiều màu. 

 

Sự thật, nó là biểu trưng của dòng nước uốn lượn qua vùng đất được Mặt trời chiếu sáng, tán xạ nhiều màu sắc như cầu vồng. Rắn cầu vồng được coi như một thực thể tâm linh lâu đời, cai quản tài nguyên quý giá nhất của cuộc sống: nước và dầu.

Truyền thuyết về rắn cầu vồng thường được lồng ghép vào những câu truyện kể cho trẻ em trước giờ đi ngủ. Đó là câu chuyện về thời đại Trái đất còn rất hoang sơ, cằn cỗi. Lúc này, rắn cầu vồng đã từ phía dưới mặt đất nhô lên, đẩy đất đá lên và tạo ra những rặng núi lớn, hẻm và dãy núi của Úc bây giờ. 

 

Tuy câu chuyện được kể khác nhau tùy môi trường sống của các bộ lạc châu Úc nhưng rắn cầu vồng luôn được biết đến là một người bảo hộ nhân từ với người dân, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc những kẻ tội đồ. Nhiều thần thoại về rắn cầu vồng đều gắn liền với các yếu tố như đất, nước, cuộc sống, các mối quan hệ cộng đồng và khả năng sinh sản.

Tại phía Bắc Úc, hình tượng rắn ngũ sắc còn được gắn với lễ trưởng thành.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Chiều 23/4, tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Huyện đoàn và Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, với chủ đề “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”.

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

fb yt zl tw