Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Huyện 30a trên hành trình giảm nghèo

Huyện 30a trên hành trình giảm nghèo

LCĐT - Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia, thì việc triển khai thực hiện Nghị quyết 06 về sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 - 2025 (Nghị quyết 06) của HĐND tỉnh đã góp phần giảm nghèo nhanh tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn huyện Bắc Hà.

Lùng Phình là 1 trong 11 xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40% của huyện Bắc Hà. Tuy nhiên, năm vừa qua, Lùng Phình là xã có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất huyện, với 90 hộ thoát nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm nghèo đạt 13,6%.

Triển khai Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh, xã Lùng Phình có 59 hộ được vay vốn, với tổng dư nợ hơn 3,4 tỷ đồng. Các mô hình phát triển kinh tế được vay vốn theo Nghị quyết 06 chủ yếu là chăn nuôi, trồng cây ăn quả, kinh doanh dịch vụ homestay, vận tải… Việc sử dụng vốn vay theo Nghị quyết 06 của các hộ nơi đây đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn vay. Câu chuyện của gia đình anh Sẩn Seo Lềnh ở thôn Pả Chư Tỷ là một minh chứng. Gia đình anh Lềnh đã sử dụng vốn vay để cải tạo nhà sàn, mua sắm vật dụng sinh hoạt, xây dựng công trình phụ làm dịch vụ lưu trú, đón khách du lịch. Mô hình của gia đình anh đang là một trong những cơ sở homestay triển vọng của xã. Anh Sẩn Seo Lềnh tâm sự: Khi biết đến nguồn vốn ủy thác, gia đình tôi mạnh dạn đăng ký vay vốn. Nguồn vốn này đã góp phần thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Trước đây, gia đình chỉ biết trồng ngô nhưng sau đó nghĩ xa hơn, rộng hơn, tính đến lợi ích kinh tế lâu dài, tôi quyết định làm homestay…

Homestay của gia đình anh Sần Seo Lềnh, ở xã Lùng Phình được đánh giá là một trong những cơ sở homestay triển vọng của xã.
Homestay của gia đình anh Sần Seo Lềnh, ở xã Lùng Phình được đánh giá là một trong những cơ sở homestay triển vọng của xã.

Xã Hoàng Thu Phố có 586 hộ, thì có tới 386 hộ nghèo. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, cuộc sống của người dân xã Hoàng Thu Phố đã có nhiều khởi sắc. Để giải bài toán giảm nghèo, cấp ủy đảng, chính quyền xã xác định cây ăn quả là cây trồng chủ lực. Nhờ sự tuyên truyền tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền xã, năm 2023, người dân đã trồng hơn 100 ha lê VH6. Điển hình như hộ anh Sùng Seo Sành ở thôn Hoàng Hạ, khi được vay 40 triệu đồng theo Nghị quyết 06, đã chuyển đổi 0,5 ha ngô sang trồng lê VH06.

Năm 2023, cấp ủy, chính quyền xã Hoàng Thu Phố đã vận động nhân dân trồng mới hơn 100 ha lê VH06.
Năm 2023, cấp ủy, chính quyền xã Hoàng Thu Phố đã vận động nhân dân trồng mới hơn 100 ha lê VH06.

“Việc giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ tạo hiệu quả kinh tế cao. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, người dân đã thay đổi nhận thức, biết tính toán, đầu tư để phát huy hiệu quả vốn vay” - ông Trần Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Hoàng Thu Phố nói.

Sau khi Nghị quyết 06 ban hành, UBND huyện Bắc Hà đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội huyện nhận ủy thác và giải ngân cho vay vốn tại 13 xã của huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% (hiện nay còn 11 xã do xã Lầu Thí Ngài sáp nhập vào xã Lùng Phình; xã Bản Già sáp nhập vào xã Tả Củ Tỷ). Hết năm 2022, tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để cho vay theo Nghị quyết 06 là 32,6 tỷ đồng, với 530 hộ vay vốn. Đến nay, tại 11 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% đã có 442 hộ thoát nghèo và 390 hộ thoát cận nghèo.

Nguồn vốn vay theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh đang góp phần đổi thay cuộc sống của rất nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Bắc Hà. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn của người dân tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện Bắc Hà rất lớn, trong khi nguồn vốn ủy thác cho vay còn hạn chế. Để tháo gỡ khó khăn này, huyện Bắc Hà rất mong trong thời gian tới, các cấp, các ngành tiếp tục cân đối, bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tiếp tục triển khai cho vay theo Nghị quyết 06.

Thực hiện Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030, ngày 10/7/2019, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 06 về sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2025. Đối tượng vay vốn theo Nghị quyết 06 là các hộ có hộ khẩu tại xã và có phương án kinh doanh cụ thể, rõ ràng. Mức cho vay, lãi suất và quy trình, thủ tục vay vốn được thực hiện như vay vốn với hộ nghèo với mức vay tối đa 100 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay 6,6%/năm, thời gian cho vay tối đa 60 tháng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Lễ Giáng sinh còn gọi là Noel - ngày lễ lớn nhất trong năm của đồng bào công giáo đang đến gần. Những ngày này, tại các giáo xứ, giáo họ trên địa bàn tỉnh đã ngập tràn không khí Giáng sinh. Tại các nhà thờ và nhà ở của giáo dân, việc chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương để đón mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Những ngày này, tới thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) để được ngắm nhìn và đắm mình trong cánh đồng hoa tam giác mạch và tận hưởng vẻ đẹp của loài hoa đồng nội sẽ là một trải nghiệm vô vùng thú vị cho du khách.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Với mong muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo, tạo bước đột phá trong giảm nghèo bền vững.

Tuổi già có lương hưu

Tuổi già có lương hưu

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc. Đây được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Lào Cai là tỉnh miền núi, có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo tập quán, người dân thường sống ven suối, triền đồi, là nhưng nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá. Vì vậy, việc tổ chức sắp xếp dân cư, di dời các hộ ở khu vực nguy hiểm có ý nghĩa rất lớn, cần được triển khai một cách đồng bộ và khẩn trương.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Thực tế, nguồn vốn thuộc các chương trình hỗ trợ người dân vùng đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai đã được tỉnh cấp đến các xã nhưng không thể giải ngân vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khác trong quá trình sắp xếp dân cư thuộc các đối tượng kể trên khiến chính quyền các địa phương loay hoay, còn người dân thì vẫn ngày ngày sống trong lo sợ.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Bất an và thấp thỏm là tâm trạng chung của hàng trăm hộ đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi người dân mong mỏi được chuyển đến nơi ở mới an toàn và chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di chuyển nhưng đành bất lực chờ đợi, bởi hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

Phát triển cây dược liệu bền vững

Phát triển cây dược liệu bền vững

Tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó chú trọng phát triển các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Những “sinh viên 5 tốt”

Những “sinh viên 5 tốt”

Như những bông hoa đẹp, “Sinh viên 5 tốt” không đơn thuần là một danh hiệu, một dấu mốc đáng nhớ trong năm tháng tuổi trẻ, mà còn là minh chứng sau hành trình dài nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của những sinh viên, đoàn viên vượt khó, năng động, sáng tạo.

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Chỉ vài quả bóng sắc màu, chiếc bơm và sự khéo léo của đôi tay, sau vài phút, quả bóng bay đơn thuần chợt hóa thành những hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Như một xu hướng trong cuộc sống hiện đại, hoa bóng bay (còn gọi là bóng bay nghệ thuật) đang được nhiều người sử dụng để trang trí và làm quà tặng.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra với công tác đoàn và phong trào thanh niên, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số cán bộ và nguyên cán bộ đoàn về giải pháp giải quyết khó khăn đối với công tác đoàn hiện nay.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân khách quan do nhiều đoàn viên, thanh niên đi học, đi làm xa thì những nguyên nhân như bất cập về cơ chế, chính sách, quy định về độ tuổi, trình độ chính trị đối với cán bộ đoàn, đặc biệt là một số đoàn viên, thanh niên chưa có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức đoàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, phong trào đoàn ở cơ sở.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Những năm qua, sự đóng góp của các thế hệ đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất to lớn. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, công tác đoàn và phong trào thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Không qua đào tạo, không lên kịch bản nội dung, kênh YouTube Cói Lalin của Chảo Mùi Cói, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã sản xuất hơn 1.000 video, nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem. 3 năm qua, kênh YouTube của Cói đã trở thành cầu nối cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở quê mình.

fb yt zl tw