Huy động mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Cần nhanh chóng huy động nguồn lực để tái thiết hạ tầng, xây dựng nhà ở mới cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

3.jpg

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra mưa lũ, sạt lở đất và để lại nhiều hậu quả về người và tài sản. Ngay lập tức, sự cứu trợ về đồ ăn, thức uống và các nhu yếu phẩm là rất kịp thời. Nhưng những thiệt hại về nhà cửa, nương rẫy và hạ tầng còn rất nặng nề. Các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương cũng đã triển khai ngay việc tái thiết hạ tầng như xây dựng nhà ở, điện, đường, trường, trạm cùng với các công trình phụ trợ để bà con có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Tại thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), đây là nơi nhiều hộ dân bị mất nhà hoàn toàn và là khu vực có nguy cơ sạt lở cao đã khởi công xây dựng khu dân cư mới có diện tích rộng 2,5 hecta và đáp ứng chỗ ở cho khoảng 40 hộ dân. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt theo quy chuẩn nông thôn mới.

Dự án tái định cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) có quy mô giai đoạn một khoảng 10 hecta, sắp xếp được khoảng 40 nhà dân. Thiết kế nhà ở theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Tày cùng các công trình phụ trợ, nhà văn hóa, trường học. Chi phí xây dựng được Quỹ Tấm lòng Việt, Đài Truyền hình Việt Nam đứng ra kêu gọi với sự ủng hộ của các mạnh thường quân trên cả nước. Trong tương lai, con cái trong các gia đình ở đây cũng được hỗ trợ đào tạo nghề và công ăn việc làm.

Lễ khởi công dự án tái định cư thôn Làng Nủ.
Lễ khởi công dự án tái định cư thôn Làng Nủ.

"Trong và ngay sau bão lũ, người dân cả nước, cộng đồng các doanh nghiệp và các cơ quan đã hướng về các tỉnh bị ảnh hưởng với tất cả tấm lòng và trách nhiệm. Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã có chỉ đạo, lời kêu gọi… Hy vọng tất cả người dân bị ảnh hưởng bởi lũ bão sẽ có một cái Tết Nguyên đán đầm ấm trong chính ngôi nhà của mình", ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ về vấn đề tái thiết hạ tầng cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ về vấn đề tái thiết hạ tầng cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, nguồn lực cho việc tái thiết là rất lớn, bởi các tác động của cơn bão số 3 vừa qua trên diện rộng và gây hậu quả nặng nề. Trên cơ sở định hướng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ tích cực huy động nguồn lực. Trước hết, các doanh nghiệp phải sẵn sàng giảm lãi, chấp nhận chia sẻ để cả nước sớm được ổn định cuộc sống. Thứ hai, cần kêu gọi nguồn lực từ người dân, bởi rất nhiều người dân có tấm lòng hảo tâm. Chính người dân những vùng bị thiệt hại sẽ đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần để cùng tham gia tái thiết. Với nguồn lực nhà nước, nguồn lực Trung ương và địa phương cùng với cộng đồng doanh nghiệp, người dân ở các vùng không bị ảnh hưởng và sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế, công cuộc tái thiết sẽ được thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra.

Sau bài học từ cơn bão số 3, cần phải đánh giá địa hình, địa chất, quy hoạch vùng dân cư cho người dân. Đồng thời, tiếp cận các công trình giao thông để ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cần phải huy động nguồn lực. Về mặt khoa học, các nhà khoa học cần phải nghiên cứu để đánh giá hiện trạng và đặt ra vấn đề quy hoạch, xây dựng các công trình trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Thiết kế nhà ở tái định cư theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Tày.
Thiết kế nhà ở tái định cư theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Tày.

Ngoài Lào Cai, Cao Bằng cũng là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ và sạt lở. Trong khi chờ đợi những khu nhà tái định cư, người dân đang ở trong những khu nhà dã chiến dù có đủ điện và nước. Tuy nhiên, thời tiết vẫn đang có mưa và tình trạng sạt lở vẫn liên tục tiếp diễn.

Ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, quỹ đất dành cho người dân tổ chức cuộc sống phải được ưu tiên hàng đầu, vì đây là điều kiện để đảm bảo an toàn cho người dân. Trong quy hoạch chung của tất cả các địa phương, cần rà soát lại để đảm bảo người dân có thể an toàn trong mọi điều kiện thời tiết. Thứ hai, cần xem xét lại các quy định trong Luật đất đai và các nghị định hướng dẫn, nếu có điểm chưa phù hợp, cần nghiên cứu và điều chỉnh lại. Trong bối cảnh người dân đang phải sống tạm bợ, cần có cơ chế đặc thù, đặc biệt là cơ chế giao đất với thủ tục được rút gọn.

"Trong các công trình hạ tầng ở những địa phương có nguy cơ sạt lở cao, chúng ta phải tính đến khu cư trú tập trung khi có nguy cơ xảy ra thiên tai. Có thể xây nhà văn hóa hoặc trường học, trụ sở Ủy ban nhân dân xã ở những điểm có vị trí cao, đảm bảo cuộc sống cho số lượng người dân của một thôn, một làng. Đồng thời, những nơi này cần được trang bị cơ sở hạ tầng tối thiểu để người dân có thể sinh sống an toàn ít nhất trong một tuần", ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ thêm.

Khu tái định cư được xây dựng trên khu đồi có vị trí cao.
Khu tái định cư được xây dựng trên khu đồi có vị trí cao.

Hiện cả nước có 315.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo đang phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát. Với nguồn lực và cách làm như hiện nay, dự kiến đến năm 2030 số nhà tạm, nhà dột nát mới được xóa hết. Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vừa được thành lập với mục tiêu huy động thêm nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện sớm được mục tiêu này trước 5 năm. Quỹ này do Bộ Tài chính quản lý, quỹ sẽ tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ đóng góp tự nguyện bằng tiền bao gồm tiền mặt và chuyển khoản của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật. Dự kiến, nguồn quỹ cần khoảng 5.000 – 8.000 tỷ đồng để có thể giải quyết và sửa chữa khoảng 170 căn nhà cho đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo.

"Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo rất nhân văn và được nhiều người dân kỳ vọng. Để có được nguồn quỹ lớn, chúng ta phải quan tâm đến cách thức huy động, giải pháp huy động. Trước hết, vẫn cần phải phát huy sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, cần giao nhiệm vụ cho từng địa phương, từng bộ, ngành với những chỉ tiêu cụ thể. Thứ ba, cần huy động từ cộng đồng, sự chia sẻ của người dân, cùng sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Ngoài ra, nguồn lực từ việc tích lũy của các hoạt động kinh tế-xã hội ở địa phương cũng rất quan trọng. Trong quá trình này, nhiều người dân có thể trở nên khá giả hơn và tự xây nhà cho mình mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài", ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định.

Nỗi đau nào rồi cũng phải tạm gác lại, bởi cuộc sống vẫn tiếp diễn. Cứu hộ, cứu nạn đã xong, nhường chỗ cho công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ. Việc cần làm ngay bây giờ là làm sao để người dân có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống. Cả nước cần huy động mọi nguồn lực từ xã hội, các quỹ..., chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ. Song song với đó là sự điều phối hợp lý để không người dân nào không có nhà để ở, không có người dân nào bị bỏ lại ở phía sau.

Theo vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw