Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hợp tác thúc đẩy thương mại xuyên biên giới

Hợp tác thúc đẩy thương mại xuyên biên giới

Thúc đẩy thương mại qua biên giới, đặc biệt là thương mại điện tử là vấn đề mà tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cùng quan tâm hợp tác, phát triển trong thời gian tới.

logistics-lao-cai.jpg

Theo thông tin từ Sở Thương mại Vân Nam (Trung Quốc), Trung Quốc đang đầu tư Khu thí điểm thương mại điện tử Trung Quốc - ASEAN thuộc phân khu Hồng Hà với tổng mức đầu tư 3,68 tỷ NDT (tương đương 525 triệu USD). Toàn khu có tổng diện tích sử dụng đất là 128 mẫu, diện tích xây dựng 660.000 m2. Tại đây, các doanh nghiệp có chức năng thu gom sản phẩm trong nước để phân phối sang thị trường nước ngoài; cung cấp các dịch vụ giao hàng trực tuyến, livestream bán lẻ; khai báo, kiểm tra, đặt hàng; gửi bưu kiện trong nước đi nước ngoài, tiếp nhận, mở các bưu kiện nước ngoài, trung chuyển các bưu kiện quá cảnh... Vì vậy, châu Hồng Hà và tỉnh Vân Nam rất quan tâm đến vấn đề hợp tác để thúc đẩy thương mại xuyên biên giới thông qua các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai.

Tại buổi hội đàm với Sở Công Thương Lào Cai bên lề Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024, bà Lý Dực, Phó Giám đốc Sở Thương mại Vân Nam cho biết: Hiện, tỉnh Vân Nam, đặc biệt là châu Hồng Hà đang rất quan tâm đến việc thúc đẩy xây dựng trung tâm thông quan, tăng cường hợp tác phát triển hoạt động thương mại điện tử qua biên giới với tỉnh Lào Cai (Việt Nam); thúc đẩy xây dựng khu hợp tác qua biên giới Trung Quốc (Hà Khẩu) - Việt Nam (Lào Cai). Đồng thời, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác vận chuyển đường thủy trên sông Hồng giữa Việt Nam và Trung Quốc; phối hợp đẩy mạnh việc tiếp cận, mở rộng thị trường đối với các loại hàng hóa dược liệu, nông sản, thực phẩm, thủy - hải sản; hỗ trợ vận tải liên vận đường bộ và đường sắt, thúc đẩy ổn định trong vận chuyển liên vận đường bộ và đường sắt hai chiều đối với các loại rau củ của Trung Quốc và trái cây của Việt Nam…

Các vấn đề phía tỉnh Vân Nam quan tâm nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới, đặc biệt là thương mại điện tử cũng là vấn đề mà tỉnh Lào Cai mong muốn.

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai.

Trong đó, việc thúc đẩy phát triển hàng thương mại điện tử xuyên biên giới là cần thiết, góp phần đa dạng hóa loại hình hàng hóa, tăng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu, phù hợp với xu hướng phát triển chung hội nhập quốc tế, đồng thời cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Hiện nay, trong khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) có Trung tâm Hội chợ triển lãm Kim Thành thuộc lô đất DV18 với tổng diện tích 2,69 ha có thể đáp ứng nhu cầu làm Trung tâm thông quan hàng thương mại điện tử. Hiện, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai đang kêu gọi các nhà đầu tư có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư.

Tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam đã nhất trí thúc đẩy việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa hai địa phương. Hai bên đang kiện toàn Tổ công tác để phối hợp triển khai các nội dung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, cũng như nghiên cứu nội dung hợp tác ngành nghề giữa hai bên.

7.jpg

Bên cạnh đó, thu hút, mở rộng thêm các mặt hàng mới, có giá trị kinh tế cao như linh kiện điện tử, hàng công nghiệp công nghệ cao, các mặt hàng sản xuất và chế biến sâu... thông quan qua các cặp cửa khẩu hai bên nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực; vận dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với cư dân biên giới trong việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây, thủy - hải sản… của mỗi bên nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động thông quan hàng hóa qua các cặp cửa khẩu.

Khi các nút thắt, điểm nghẽn về hợp tác thương mại, nhất là thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam được các ngành chức năng tháo gỡ chắc chắn hoạt động thương mại giữa hai bên sẽ trở nên sôi động gấp nhiều lần so với giai đoạn hiện nay. Khi cơ chế hợp tác trở nên rõ ràng sẽ có nhiều nhà đầu tư Việt Nam và Trung Quốc tham gia hợp tác, đầu tư để thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chúng tôi rất kỳ vọng về sự hợp tác thúc đẩy thương mại xuyên biên giới giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam trong thời gian tới.

Bà Tống Định Tú, Tổng Giám đốc Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Khẩu (Trung Quốc)

Có thể thấy, các ngành chức năng tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới, nhất là thương mại điện tử, góp phần bắt kịp xu thế thương mại của thế giới. Tuy nhiên, để việc hợp tác thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam sớm trở thành hiện thực cần có sự hỗ trợ, tích cực vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương phía Việt Nam và Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách. Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể để lựa chọn, xây dựng mô hình cụ thể. Qua đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại xuyên biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng hiệu quả và phát triển lên tầm cao mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa giấc mơ đô thị dọc sông Hồng

Hiện thực hóa giấc mơ đô thị dọc sông Hồng

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc một nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một dải Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc. Hôm nay, nhiều tỉnh, thành phố có sông Hồng chảy qua đang ấp ủ xây dựng những đô thị ven sông, nâng giá trị của sông lên một tầm vóc mới.

Hành trình ngược sông Hồng – khám phá vẻ đẹp bất tận

Hành trình ngược sông Hồng – khám phá vẻ đẹp bất tận

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hoà nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi sông Hồng chảy vào đất Việt. Hành trình cả ngàn km, đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Trường Sa - thân thương và kiêu hãnh!

Trường Sa - thân thương và kiêu hãnh!

Từ Lào Cai miền non cao núi nhọn - nơi biên giới trên đất liền, tôi đến Quần đảo Trường Sa - nơi biên giới mênh mông trên biển. Được một lần ngắm nhìn Tổ quốc từ phía biển chứa đựng nhiều cảm xúc khó quên; được một lần hòa mình vào cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và những người dân ngày đêm canh giữ biển đảo thiêng liêng, để thêm trân quý giá trị của hòa bình - độc lập - tự do. Và hơn hết, thêm yêu Tổ quốc, yêu Trường Sa như một phần máu thịt của chính mình!

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó không chỉ là một phần máu thịt của Tổ quốc, mà còn là nơi những người lính hải quân gửi gắm cả tuổi thanh xuân, tình yêu và lý tưởng cao đẹp của mình. Giữa trùng khơi sóng gió, những người lính như những cột mốc sống, hiên ngang giữa bão tố, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng - hành trình di sản: Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Em yêu lắm Trường Sa ơi/Yêu cát trắng và yêu biển xanh/Yêu những con tàu cùng nhau ra khơi, yêu những con đường trải dài cây xanh/Và em yêu lắm những cây ba cua hoa xinh tươi khoe sắc giữa trời/Yêu cây phong ba vươn mình trong gió luôn luôn hiên ngang giữ lấy kiên trung…

Bài 1: Sông Hồng dấu ấn ngàn năm

Sông Hồng – Hành trình di sản: Bài 1: Sông Hồng dấu ấn ngàn năm

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chạm vào lãnh thổ Việt Nam tại thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km, sau đó hòa vào Biển Đông mênh mông tại điểm cuối cùng là cửa biển Ba Lạt, tỉnh Thái Bình. Trải qua quá trình lịch sử, sông Hồng đã hình thành dòng chảy văn hóa, tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18 về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Tinh thần Nghị quyết số 18 đã và đang được lan tỏa, hiện thực hóa một cách mạnh mẽ, quyết liệt tại Lào Cai nhằm xây dựng hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương, của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhẹ đi để bay cao

Nhẹ đi để bay cao

Nhấn mạnh về chủ trương tinh gọn bộ máy, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng: “Bây giờ mong muốn phát triển phải nhẹ đi mới bay được cao”. Thông điệp của Tổng Bí thư là kim chỉ nam, thêm động lực để Lào Cai tiếp tục “công việc rất khó khăn, không thể chậm trễ” đó là “làm nhẹ mình để bay cao”.

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ

Sau 3 tháng thi công, các khu tái định cư xã Liên Minh (Sa Pa), A Lù và Sàng Ma Sáo (Bát Xát) đang chuẩn bị khánh thành, sẵn sàng đón bà con về nhà mới. Những ngôi nhà được bàn giao chính là biểu tượng của sự đoàn kết, sẻ chia và tinh thần nhân ái từ các cấp, ngành và đồng bào cả nước. 

Làm “sống lại” đường đá cổ Y Tý

Làm “sống lại” đường đá cổ Y Tý

Những người già trong thôn cũng không biết tuyến đường này có từ bao giờ, tôi chỉ nghe các cụ kể lại, trải qua nhiều đời, đường đá cổ là tuyến chính kết nối từ trung tâm xã Y Tý đến thôn Lao Chải rồi nối dài xuống thung lũng Thề Pả đến gần cầu Thiên Sinh. Từ đầu năm 2000, tuyến đường mới mở xuống thôn Lao Chải hoàn thành, xe máy đi được dễ dàng, nên đường đá cổ ít người đi, rêu phủ theo năm tháng”- già làng Ly Giờ Lúy, 70 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Y Tý nhớ lại.

fb yt zl tw