Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền hay doanh nghiệp mà còn cần sự tham gia của tất cả người dân. Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng viễn thông còn nhiều khó khăn, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho người dân, giúp họ thích nghi với môi trường số, tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến và kinh tế số vẫn đang là một thách thức lớn.

0:00 / 0:00
0:00
11-8824.jpg

Chuẩn bị hồ sơ để đi làm công nhân tại một khu công nghiệp ở Bắc Ninh, anh Lò A Thành, sinh năm 1996, thôn Séo Phìn Than, xã Cốc Mỳ (Bát Xát) đến UBND xã để chứng thực một số giấy tờ.

Tại đây, anh Thành được hướng dẫn truy cập vào tài khoản VNeID để thực hiện dịch vụ công. Thế nhưng, do từ khi tài khoản VNeID được nâng cấp lên mức độ 2, anh Thành chưa sử dụng lần nào nên không nhớ mật khẩu. Vì vậy, công chức tư pháp tại bộ phận một cửa lại phải “cầm tay chỉ việc” gần 15 phút để hướng dẫn lấy lại mật khẩu và hỗ trợ anh thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

nhung-rao-can-trong-chuyen-doi-so-o-co-so.png

Như vậy, thay vì chỉ đơn thuần thực hiện thao tác chứng thực như trước đây, công chức tư pháp xã đã phải thực hiện thêm nhiều thao tác để hỗ trợ người dân làm dịch vụ công trực tuyến. Trong khi đó, nếu thành thạo kỹ năng số, anh Thành hoàn toàn có thể tự thực hiện dịch vụ này và nhận kết quả tại nhà.

Câu chuyện của anh Thành cũng là câu chuyện của rất nhiều người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Ông Phàn A Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Mỳ chia sẻ: Người dân ít tiếp cận với các tiện ích số nên còn thiếu các kỹ năng liên quan. Ở các thôn vùng cao, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh chưa nhiều, nếu có điện thoại thông minh thì hầu như mới chỉ dừng lại ở việc truy cập mạng xã hội để giải trí chứ họ chưa chú ý tiếp cận các ứng dụng dịch vụ công trong nền tảng số, trong đó kỹ năng thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng hầu như không có. Đó là rào cản lớn đối với thực hiện chính quyền số, kinh tế số và trực tiếp nhất chính là xã hội số.

Thực tế, không phải ở các địa phương vùng cao mà ngay ở các địa bàn vùng thấp, nhiều người dân vẫn chưa quan tâm nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, nhất là người có độ tuổi từ trung niên trở lên.

Tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, mặc dù hầu hết người dân đã có tài khoản định danh mức độ 2 nhưng khi đến ở bộ phận một cửa tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thì phần lớn vẫn chưa thể tự sử dụng tài khoản của mình để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Theo ông Nguyễn Viết Tiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển, dù ở xã vùng thấp, thuộc thành phố Lào Cai nhưng kỹ năng số của người dân vẫn chưa được đồng đều. Số người có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến, sử dụng tốt các tiện ích số liên quan đến y tế, giáo dục, thanh toán trực tuyến không nhiều. Khi người dân đến UBND xã để giải quyết các thủ tục hành chính thì các công chức xã phải hỗ trợ thực hiện.

nhung-rao-can-trong-chuyen-doi-so-o-co-so-1.png

“Tại trụ sở UBND xã, chúng tôi đã bố trí máy tính để người dân thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến nhưng thực tế, hầu hết người dân không thể tự thực hiện mà vẫn phải nhờ công chức xã hỗ trợ nhập liệu, thao tác” - ông Tiệp chia sẻ.

11-6726.jpg

Lào Cai là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, dân cư sinh sống phân tán, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận công nghệ và sử dụng các nền tảng số của người dân.

Hệ quả là, tại nhiều xã, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến thấp hơn so với yêu cầu, khiến địa phương gặp khó khăn trong việc hoàn thành các tiêu chí chuyển đổi số. Nếu người dân không có kỹ năng số, chính quyền số cấp xã cũng khó vận hành hiệu quả.

Được biết, trong năm 2024, công tác truyền thông phổ biến chính sách, hướng dẫn về chuyển đổi số đã được tỉnh Lào Cai triển khai ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đặc biệt, qua 1.556 tổ công nghệ số cộng đồng (với 7.363 thành viên) đã tiếp cận hàng trăm nghìn lượt người dân để thực hiện hướng dẫn cài đặt tài khoản VNeID và chỉ dẫn các kỹ năng số cơ bản.

Nhờ đó, trong năm có hơn 40.000 lượt hồ sơ thực hiện trên môi trường số ở 35 danh mục dịch vụ công trực tuyến (ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã) giúp cắt giảm thời gian, tiết kiệm cho người dân, doanh nghiệp được hơn 40 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện nay, nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng ứng dụng định danh điện tử VNeID và các nền tảng số của nhiều người dân còn rất hạn chế, gây khó khăn cho triển khai các dịch vụ công trực tuyến.

Đến thực tế ở một số địa phương chúng tôi nhận thấy, tại các bộ phận một cửa tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, nhiều người dân chưa hề trang bị cho mình kiến thức về sử dụng ứng dụng định danh điện tử VNeID. Mặc dù ai cũng biết nếu dùng tài khoản VNeID của cá nhân thì có thể đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống giải quyết thủ tục hành chính bộ, ngành, địa phương để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến cơ bản như: thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, khai báo tạm trú, tạm vắng...

Tình trạng thiếu kỹ năng số của người dân hiện nay phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh; trình độ sử dụng máy tính, mạng xã hội, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và bảo mật thông tin cá nhân vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là tại các vùng sâu, biên giới.

Qua trao đổi, hầu hết người dân đều cho biết đã cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNeID nhưng không nhớ mật khẩu hoặc không biết sử dụng như thế nào và mỗi khi cần thực hiện các thủ tục hành chính thì sẽ ra bộ phận một cửa của UBND cấp xã, huyện hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh để nhờ hướng dẫn.

Việc người dân chưa quen với các nền tảng số không chỉ khiến họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ công mà còn làm chậm quá trình phát triển thương mại điện tử, kinh tế số, làm hạn chế khả năng tiếp cận các tiện ích số trong đời sống hằng ngày. Nhiều hộ kinh doanh nhỏ vẫn duy trì phương thức bán hàng truyền thống, chưa tận dụng được lợi ích từ các sàn thương mại điện tử để mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, một số người dân dù có thiết bị thông minh nhưng chưa biết cách sử dụng hiệu quả; việc cài đặt ứng dụng, sử dụng ví điện tử, thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi.

Nếu người dân không thể tự thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến thì chính quyền xã khó có thể đạt được các tiêu chí về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến - một tiêu chí quan trọng trong chuyển đổi số cấp xã. Để đạt tiêu chí này, công chức cấp xã gần như phải thực hiện hộ người dân, trong khi đó, sự phụ thuộc của người dân vào cán bộ cấp xã trong các giao dịch số khiến khối lượng công việc của chính quyền cơ sở ngày càng lớn. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chính quyền các địa phương cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc phổ cập kỹ năng sử dụng ứng dụng định danh điện tử VNeID và các nền tảng số như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo là khẩn trương mở “bình dân học vụ số”.

Việc nâng cao kỹ năng số không chỉ giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công mà còn mở ra nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, khi người dân chủ động sử dụng các nền tảng số, chính quyền số cấp xã cũng sẽ vận hành hiệu quả hơn, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số toàn diện tại Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng - hành trình di sản: Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Em yêu lắm Trường Sa ơi/Yêu cát trắng và yêu biển xanh/Yêu những con tàu cùng nhau ra khơi, yêu những con đường trải dài cây xanh/Và em yêu lắm những cây ba cua hoa xinh tươi khoe sắc giữa trời/Yêu cây phong ba vươn mình trong gió luôn luôn hiên ngang giữ lấy kiên trung…

Bài 1: Sông Hồng dấu ấn ngàn năm

Sông Hồng – Hành trình di sản: Bài 1: Sông Hồng dấu ấn ngàn năm

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chạm vào lãnh thổ Việt Nam tại thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km, sau đó hòa vào Biển Đông mênh mông tại điểm cuối cùng là cửa biển Ba Lạt, tỉnh Thái Bình. Trải qua quá trình lịch sử, sông Hồng đã hình thành dòng chảy văn hóa, tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18 về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Tinh thần Nghị quyết số 18 đã và đang được lan tỏa, hiện thực hóa một cách mạnh mẽ, quyết liệt tại Lào Cai nhằm xây dựng hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương, của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhẹ đi để bay cao

Nhẹ đi để bay cao

Nhấn mạnh về chủ trương tinh gọn bộ máy, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng: “Bây giờ mong muốn phát triển phải nhẹ đi mới bay được cao”. Thông điệp của Tổng Bí thư là kim chỉ nam, thêm động lực để Lào Cai tiếp tục “công việc rất khó khăn, không thể chậm trễ” đó là “làm nhẹ mình để bay cao”.

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ

Sau 3 tháng thi công, các khu tái định cư xã Liên Minh (Sa Pa), A Lù và Sàng Ma Sáo (Bát Xát) đang chuẩn bị khánh thành, sẵn sàng đón bà con về nhà mới. Những ngôi nhà được bàn giao chính là biểu tượng của sự đoàn kết, sẻ chia và tinh thần nhân ái từ các cấp, ngành và đồng bào cả nước. 

Làm “sống lại” đường đá cổ Y Tý

Làm “sống lại” đường đá cổ Y Tý

Những người già trong thôn cũng không biết tuyến đường này có từ bao giờ, tôi chỉ nghe các cụ kể lại, trải qua nhiều đời, đường đá cổ là tuyến chính kết nối từ trung tâm xã Y Tý đến thôn Lao Chải rồi nối dài xuống thung lũng Thề Pả đến gần cầu Thiên Sinh. Từ đầu năm 2000, tuyến đường mới mở xuống thôn Lao Chải hoàn thành, xe máy đi được dễ dàng, nên đường đá cổ ít người đi, rêu phủ theo năm tháng”- già làng Ly Giờ Lúy, 70 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Y Tý nhớ lại.

Chủ động ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chủ động ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2025 là kỳ thi năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới. Nhận diện được những khó khăn, áp lực, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện từ sớm, tạo sự chủ động cho học sinh.

Phát triển logistics để khơi thông dòng chảy hàng hóa

Phát triển logistics để khơi thông dòng chảy hàng hóa

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng và hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy

Tại Lào Cai, khí hậu, nhiệt độ, độ cao đã trở thành nguồn tài nguyên sinh thủy dồi dào, tạo cơ hội lớn cho nghề nuôi cá nước lạnh phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao cho nhiều nông hộ, doanh nghiệp. Thế nhưng, việc phát triển nóng khiến nghề nuôi cá nước lạnh “vỡ kế hoạch” dẫn tới việc khó kiểm soát, quản lý việc sử dụng tài nguyên nước cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiên tai.

Tái thiết xanh sau thiên tai

Tái thiết xanh sau thiên tai

Tái thiết xanh là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng, các địa phương huy động nguồn lực triển khai thực hiện nhằm nhanh chóng phục hồi nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn sau đợt mưa lũ lịch sử trung tuần tháng 9 vừa qua. Ngoài sự chủ động, tích cực, quyết liệt, yêu cầu của tỉnh đặt đặt ra còn là sự thích ứng linh hoạt với nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả.

fb yt zl tw