Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Chuyển đổi số đang là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với các địa phương, đặc biệt là cấp xã tại Lào Cai, chính là nhân lực phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số.

0:00 / 0:00
0:00
2-3450.jpg

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo vào quản lý nhà nước vẫn là điều xa vời. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản về công nghệ, dẫn đến khó đảm bảo vận hành hệ thống thông tin khi gặp sự cố, kéo theo nguy cơ mất an toàn dữ liệu và gián đoạn hoạt động quản lý.

Tình trạng này càng nan giải hơn ở cấp xã. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc trước đây, công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay, ngay cả những đơn vị còn chỉ tiêu biên chế cũng khó tuyển được nhân sự có chuyên môn về công nghệ thông tin.

Minh chứng rõ nét nhất là tại huyện Văn Bàn. Trong số 22 xã, thị trấn của huyện thì hiện nay chỉ 2 xã có công chức phụ trách chuyển đổi số được đào tạo về công nghệ thông tin (xã Minh Lương và Làng Giàng), còn lại đều là công chức kiêm nhiệm, chủ yếu thuộc nhóm công chức Văn phòng - Thống kê. Điều này khiến việc triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số gặp rất nhiều khó khăn, khi người phụ trách phải vừa làm vừa tự học.

8.png

Tại xã Võ Lao, một trong những địa phương đạt kết quả tích cực trong chuyển đổi số, bài toán nhân lực số vẫn là một thách thức lớn.

9.png

Không chỉ thiếu nhân sự chuyên trách, mà ngay cả những cán bộ đang làm công tác chuyển đổi số cấp xã cũng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ như mong đợi. Lào Cai đã có chính sách thu hút người có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông vào làm việc tại các vị trí chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, phần lớn cán bộ cấp xã không được thụ hưởng do kiêm nhiệm và không có chuyên môn chính thức. Trong khi đó, mức lương cho nhân lực công nghệ thông tin trên thị trường khá cao, khiến việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài trong khu vực công càng khó khăn hơn.

2-3395.jpg

Thực tế, đa số công chức phụ trách nhiệm vụ công tác chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chưa có vị trí việc làm cụ thể. Họ cũng chưa đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo vị trí việc làm tương ứng.

Những bất cập trong nhân lực số tại cấp xã đang trở thành rào cản lớn trong quá trình chuyển đổi số. Nguồn nhân lực về chuyển đổi số, an toàn thông tin chưa theo kịp sự phát triển, chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng nên việc thực hiện chuyển đổi số sẽ gặp nhiều bất cập, bởi con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi.

6-1720.png

Để giải quyết bài toán này, Lào Cai đã xác định cần tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao kết hợp đào tạo bổ sung kiến thức mới cho nhân lực công nghệ thông tin hiện có; xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.

Đối với cấp xã, thực tế đòi hỏi cần tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin chuyên trách tại cấp xã, đảm bảo có người phụ trách xuyên suốt, không phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc. Việc có nhân lực chất lượng trong chuyển đổi số tại cấp xã sẽ góp phần thực hiện tốt hơn chính quyền điện tử, chính quyền số. Do đó, trong bối cảnh hiện tại, các cơ quan chuyên môn đã tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số, trang bị kỹ năng thực tiễn cho cán bộ cấp xã để đáp ứng yêu cầu công việc.

7-5823.png

Thực hiện chương trình phối hợp về chuyển đổi số giữa UBND tỉnh với Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Lào Cai đã đưa ra gợi ý cho tỉnh thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, trong đó trọng tâm 6 nội dung về hạ tầng số, thể chế số, ứng dụng và nền tảng số, dữ liệu số, nhân lực số, an toàn thông tin và an ninh mạng.

Tỉnh Lào Cai cũng xác định, nhân lực số là một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm trong chuyển đổi số. Vì vậy, nhiệm vụ trong thời gian tới về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ chuyển đổi số đang đặt ra hết sức cấp thiết.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Có nền tảng số tốt mà không có người vận hành hiệu quả thì cũng không thể phát huy tác dụng. Do đó, cần có kế hoạch đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật sát sao, lâu dài để đảm bảo chuyển đổi số thực sự đi vào thực tế và mang lại giá trị cho người dân.

Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng - hành trình di sản: Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Em yêu lắm Trường Sa ơi/Yêu cát trắng và yêu biển xanh/Yêu những con tàu cùng nhau ra khơi, yêu những con đường trải dài cây xanh/Và em yêu lắm những cây ba cua hoa xinh tươi khoe sắc giữa trời/Yêu cây phong ba vươn mình trong gió luôn luôn hiên ngang giữ lấy kiên trung…

Bài 1: Sông Hồng dấu ấn ngàn năm

Sông Hồng – Hành trình di sản: Bài 1: Sông Hồng dấu ấn ngàn năm

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chạm vào lãnh thổ Việt Nam tại thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km, sau đó hòa vào Biển Đông mênh mông tại điểm cuối cùng là cửa biển Ba Lạt, tỉnh Thái Bình. Trải qua quá trình lịch sử, sông Hồng đã hình thành dòng chảy văn hóa, tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18 về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Tinh thần Nghị quyết số 18 đã và đang được lan tỏa, hiện thực hóa một cách mạnh mẽ, quyết liệt tại Lào Cai nhằm xây dựng hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương, của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhẹ đi để bay cao

Nhẹ đi để bay cao

Nhấn mạnh về chủ trương tinh gọn bộ máy, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng: “Bây giờ mong muốn phát triển phải nhẹ đi mới bay được cao”. Thông điệp của Tổng Bí thư là kim chỉ nam, thêm động lực để Lào Cai tiếp tục “công việc rất khó khăn, không thể chậm trễ” đó là “làm nhẹ mình để bay cao”.

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ

Sau 3 tháng thi công, các khu tái định cư xã Liên Minh (Sa Pa), A Lù và Sàng Ma Sáo (Bát Xát) đang chuẩn bị khánh thành, sẵn sàng đón bà con về nhà mới. Những ngôi nhà được bàn giao chính là biểu tượng của sự đoàn kết, sẻ chia và tinh thần nhân ái từ các cấp, ngành và đồng bào cả nước. 

Làm “sống lại” đường đá cổ Y Tý

Làm “sống lại” đường đá cổ Y Tý

Những người già trong thôn cũng không biết tuyến đường này có từ bao giờ, tôi chỉ nghe các cụ kể lại, trải qua nhiều đời, đường đá cổ là tuyến chính kết nối từ trung tâm xã Y Tý đến thôn Lao Chải rồi nối dài xuống thung lũng Thề Pả đến gần cầu Thiên Sinh. Từ đầu năm 2000, tuyến đường mới mở xuống thôn Lao Chải hoàn thành, xe máy đi được dễ dàng, nên đường đá cổ ít người đi, rêu phủ theo năm tháng”- già làng Ly Giờ Lúy, 70 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Y Tý nhớ lại.

Chủ động ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chủ động ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2025 là kỳ thi năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới. Nhận diện được những khó khăn, áp lực, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện từ sớm, tạo sự chủ động cho học sinh.

Phát triển logistics để khơi thông dòng chảy hàng hóa

Phát triển logistics để khơi thông dòng chảy hàng hóa

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng và hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy

Tại Lào Cai, khí hậu, nhiệt độ, độ cao đã trở thành nguồn tài nguyên sinh thủy dồi dào, tạo cơ hội lớn cho nghề nuôi cá nước lạnh phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao cho nhiều nông hộ, doanh nghiệp. Thế nhưng, việc phát triển nóng khiến nghề nuôi cá nước lạnh “vỡ kế hoạch” dẫn tới việc khó kiểm soát, quản lý việc sử dụng tài nguyên nước cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiên tai.

Tái thiết xanh sau thiên tai

Tái thiết xanh sau thiên tai

Tái thiết xanh là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng, các địa phương huy động nguồn lực triển khai thực hiện nhằm nhanh chóng phục hồi nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn sau đợt mưa lũ lịch sử trung tuần tháng 9 vừa qua. Ngoài sự chủ động, tích cực, quyết liệt, yêu cầu của tỉnh đặt đặt ra còn là sự thích ứng linh hoạt với nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả.

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ”

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ”

Những ngày tháng 9 vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu hậu quả nặng nề do đợt mưa lũ lịch sử gây ra. Giữa những đau thương, mất mát, bộn bề nơi “tâm lũ”, có những đại biểu hội đồng nhân dân các cấp không ngại gian khó, nguy hiểm, ra sức cứu trợ, giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn. Hình ảnh của những đại biểu vì dân đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng Nhân dân vùng lũ.

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới

Ngày 1/3/1950, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành quyết định thành lập Ban cán sự Đảng huyện Mường Khương, gồm 3 đồng chí. Việc thành lập tổ chức đảng và phát triển đảng viên đã trực tiếp tác động đến phong trào cách mạng tại vùng “đất thép”, đỉnh cao là sự kiện giải phóng huyện Mường Khương cách đây 74 năm, ngày 11/11/1950.

fb yt zl tw