Họp báo công bố quyết định về đặc xá năm 2022

Ngày 4/7, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định về đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Họp báo công bố quyết định về đặc xá năm 2022 ảnh 1
Họp báo công bố Quyết định về đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước.

Phát biểu tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà nêu rõ, đặc xá là một trong những chế định pháp lý được quy định tại Điều 88 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thể chế hóa bằng Luật Đặc xá năm 2007, nay là Luật Đặc xá năm 2018.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt đặc xá tha tù cho những phạm nhân có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt, trở về với cộng đồng, xã hội. Từ năm 2009 đến năm 2016, theo Luật Đặc xá năm 2007, Nhà nước ta đã thực hiện 7 đợt đặc xá nhân các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước, đặc xá cho hơn 87.000 người.

Đặc biệt, năm 2021 vừa qua là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công tốt đẹp và cũng là năm đầu tiên triển khai thực hiện kể từ khi Luật Đặc xá năm 2018 có hiệu lực, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 3.035 phạm nhân (trong đó có 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 6 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù).

Mặc dù trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, công tác đặc xá năm 2021 đã bảo đảm các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, đối ngoại, được nhân dân trong nước đồng tình và dư luận quốc tế đánh giá cao, tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người một cách công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng công dân, kể cả những người đang chấp hành án phạt tù. Các quyền cơ bản của người đang chấp hành án phạt tù đều được bảo đảm.

Với Quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước, hàng nghìn người đã hưởng niềm vui được khoan hồng, sớm trở về đoàn tụ với gia đình, sẵn sàng cho cơ hội làm lại cuộc đời. Qua theo dõi, phần lớn người được đặc xá năm 2021 đã trở về nơi cư trú, ổn định cuộc sống và làm ăn lương thiện, tỷ lệ người được đặc xá tái phạm tội rất thấp (tính đến nay mới có 2 người được đặc xá năm 2021 tái phạm tội, chiếm tỷ lệ 0,06%). Đó chính là dấu ấn nhân văn lớn nhất của chủ trương đặc xá, phản ánh rõ nhất ưu tiên bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, xuất phát từ truyền thống nhân đạo của dân tộc ta và chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội cũng như kết quả thực hiện công tác đặc xá và tình hình thực tế của công tác thi hành án phạt tù trong thời gian qua; căn cứ Điều 88, Điều 91 Hiến pháp năm 2013 và Luật Đặc xá năm 2018, theo đề nghị của Chính phủ, ngày 1/7/2022, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 766 về đặc xá năm 2022 nhân dịp kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/2022).

Tại họp báo, đại diện Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố quyết định về đặc xá năm 2022. Cũng trong nội dung buổi họp báo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời một số câu hỏi của các cơ quan thông tấn báo chí nêu.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw