'Hồn Việt' chính thức trở thành trang phục dân tộc của đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2017

Ban tổ chức (BTC) Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam chính thức công bố danh sách 6 mẫu thiết kế trang phục dân tộc được chọn vào vòng thực hiện ý tưởng trong cuộc thi “Tuyển chọn thiết kế trang phục cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe”.

Kết quả này có sự thay đổi về số lượng bài thi được chọn vòng thực hiện ý tưởng so với thông báo trước đó. Đồng thời, BTC cũng chính thức xác nhận bộ trang phục dân tộc “Hồn Việt” sẽ được chọn cho đại diện Việt Nam tham gia Miss Universe 2017.

Vừa qua, top 15 cuộc thi “Thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe” đã có buổi gặp gỡ, trình bày ý tưởng với ban giám khảo tại Trung tâm hội nghị & tiệc cưới Riverside Palace – TP. HCM. Đây là cơ hội để Top 15 có dịp thể hiện ý tưởng, qua đó chứng minh cho ban giám khảo thấy được sự sáng tạo và tính khả thi trong mẫu thiết kế của mình.

Ban giám khảo chấm thi vòng 2 gồm: Bà Dương Trương Thiên Lý – Giám đốc quốc gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Nhà thiết kế Thuận Việt và Á hậu Lệ Hằng – Đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2016.

Lần lượt từng nhà thiết kế trẻ được thuyết trình về bài dự thi của mình, cũng như đưa ra quan điểm về ý tưởng, tính thực hiện khả thi để thuyết phục ban giám khảo lựa chọn bài thi của mình vào vòng tiếp theo. Ban giám khảo cân nhắc kết quả dựa trên các tiêu chí về sự sáng tạo, phù hợp văn hóa Việt Nam và quan trọng tác phẩm thể hiện được sự nổi bật, ngôn ngữ văn hóa dân tộc khi được đại diện Việt Nam mang theo chinh chiến tại đấu trường sắc đẹp quốc tế lớn nhất hành tinh - Miss Universe.

Cuối cùng, trải qua vòng thi thuyết trình kịch tích, ban giám khảo quyết định chọn ra 6 mẫu thiết kế bước vào vòng thực hiện ý tưởng, gồm: Bánh Mì (Phạm Phước Điền), Hoa đăng sắc Việt (Nguyễn Vũ Hùng), Phố cổ (Nguyễn Đình Thuận), Ngũ hổ (Nguyễn Đặng Thanh Nhàn), Thăng Thu (Nguyễn Đức Hải) và Nữ quyền (Phạm Minh Phúc).

Bà Dương Trương Thiên Lý – Giám đốc quốc gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam chia sẻ: “Sau khi nghe Top 15 trình bày ý tưởng, chúng tôi quyết định chọn 6 bài dự thi được đi tiếp vào vòng trong. Các mẫu thiết kế đều tạo được sự ấn tượng đặc biệt và điểm nổi bật riêng, vì thế ban giám khảo muốn thấy cả 6 mẫu thiết kế được thực hiện thành phẩm, từ đó chúng tôi có đủ cơ sở và tự tin quyết định đâu là bộ trang phục dân tộc xuất sắc nhất sẽ đồng hành cùng đại diện Việt Nam tại Miss Universe”  

Bên cạnh đó, BTC cũng thông báo một vài thay đổi trong thời gian thực hiện ý tưởng cho top 6. Cụ thể, top 6 sẽ có thêm thời gian để hoàn thiện sản phẩm và đầu tư chu đáo tốt hơn cho mẫu trang phục dân tộc. Vì vậy, bộ trang phục chiến thắng của cuộc thi “Thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe năm 2017” sẽ được đại diện Việt Nam trình diễn trong cuộc thi Miss Universe tổ chức năm 2018.

Lý giải về sự thay đổi này, ông Trần Ngọc Nhật – Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cho biết: “Phần thi National Costume tại Miss Universe rất quan trọng và ý nghĩa nên chúng tôi muốn các nhà thiết kế trẻ có thêm thời gian cho sản phẩm. Càng chuẩn bị chu đáo, chúng ta càng có quyền kỳ vọng vào một chiến thắng đầu tiên của Việt Nam ở giải thưởng này, cũng như tạo hiệu ứng mạnh mẽ như bộ trang phục Nàng Mây đã làm được tại Miss Universe 2016”

Đồng thời, BTC cũng chính thức công bố bộ trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2017, BTC lựa chọn một trong 4 bộ trang phục còn lại của Top 5 “Thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe” năm 2016 để đại diện Việt Nam năm nay trình diễn tại Miss Universe. Căn cứ theo bảng điểm và kết quả xếp hạng, bộ trang phục đứng vị trí thứ 2 sau Nàng Mây sẽ trở thành bộ trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2017 và bộ trang phục “Hồn Việt” của Nguyễn Hữu Bình chính thức nối tiếp Nàng Mây chinh chiến ở đấu trường Miss Universe 2017.  

Bộ trang phục được đánh giá cao vì mang đậm văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, với chiếc áo dài nữ tính duyên dáng và hình ảnh nón lá bài thơ  - đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Phần cánh của bộ trang phục mô phỏng hình ảnh trống Đồng như một niềm tự hào dân tộc trong dòng chảy lịch sử, sự chuyển tiếp, giao thoa giữa giá trị cổ xưa và nay. Trang phục toát lên không khí tưng bừng của lễ hội với cách phối đa màu, chất liệu thiên nhiên thuần Việt như lụa tơ tằm Hà Đông, lá, mây, tre, đồng giả cổ...

Đặc biệt, khán giả sẽ có dịp nhìn thấy “Hồn Việt” cùng 3 mẫu trang phục dân tộc trong Top 5 năm ngoái là: Mẫu nghi, Phụng bào cung đình Huế và Vũ điệu Phượng Hoàng xuất hiện trong tập 2 chương trình truyền hình thực tế “Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam”, phát sóng vào lúc 21h35 Chủ Nhật ngày 08/10 trên kênh VTV9 và 21h thứ Bảy ngày 07/10 trên 7 kênh: Kênh An ninh thế giới (ANTG), Kênh Khoa giáo và Giải trí Miền tây (THĐT 2 - Miền Tây), Kênh Giải trí dành cho giới trẻ (BTV6-2Idol), kênh Phim Hay, kênh Điện ảnh (MOV), Kênh Đồng Tháp 1, Kênh An ninh TV (ANTV). Khán giả cũng có thể xem lại những tập đã phát sóng trên kênh youtube chính thức của chương trình: https://www.youtube.com/channel/UCRrtA0JeLZCMbcg5VfR62_w

vnMedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw