Hồn “Ma làng” nhập vào “Gió làng Kình”

Vẫn là ekip cũ, vẫn là câu chuyện phản ánh về đời sống nông thôn nhưng khác với Ma làng, Gió làng Kình nói về đời sống nông thôn ngày nay với sự giàu lên nhanh chóng “nhờ” bán ruộng đất công, những quán bia ôm trá hình và cả "nghề"… cave.

Mặc dù tới 17/11 mới bắt đầu phát sóng bộ phim truyền hình có độ dài 25 tập này, song Gió làng Kình đã hứa hẹn sự lôi cuốn với một ekip đã từng làm Ma làng thành công, tạo được ấn tượng tốt với đông đảo khán giả Việt Nam.

Những điểm tương đồng với Ma làng.

Cùng đề tài nông thôn với sự phản ánh những thực tế đáng buồn nhưng Ma làng là câu chuyện về nông thôn thời bao cấp với những giá trị tác động, ảnh hưởng tới bây giờ. Còn Gió làng Kình là câu chuyện của ngày nay với một nông thôn đổi mới với những giá trị truyền thống vẫn luôn tồn tại cùng mặt trái của sự phát triển.

“Còn những người con coi trọng tổ tiên, lề thói thôn xóm. Nhưng vẫn có những kẻ lợi dụng lòng tin của dân để vụ lợi, dựa vào nhu cầu đời sống của con người để mở quán bia ôm trá hình, có những cô gái cave từ “tỉnh” về…”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, người từng thành công với Đất và người, Ma làng và chuẩn bị là Gió làng Kình cho biết.

Nhưng nếu Ma làng tập trung “đánh” vào cấp lãnh đạo xã với tên Chủ tịch xã ngu dốt, ít học nhưng vô cùng gian manh, xảo quyệt và khốn nạn tên là Tòng, thì Gió làng Kình “nhằm” vào cấp thấp nhất của nông thôn hiện nay, đó là cấp Thôn với một tên trưởng thôn có học, nhưng thoái hóa biến chất, thâm trầm xảo trá gấp nhiều lần tên Tòng kia, hắn có tên là Khuyếnh.

Vẫn một “duộc” a dua, đểu cáng như Quyềnh, Dỏ, Ló, Tòng nhưng “ekip” Quých, Bái, Đương, Khoái, Khuyếnh… được “tăng” thêm “nhiều phần “công lực” với những mưu mô, tính toán hợp thời của những con người có học, nắm bắt được mong muốn của người dân và lợi dụng được sự nôn nóng bộc phát của những con người vốn chân lấm tay bùn nhẹ dạ cả tin để mưu đồ những việc xấu xa.

Hồn “Ma làng” nhập vào “Gió làng Kình” ảnh 1

Nghệ sĩ Hồng Sơn vai tay kế toán bị sa thải được dùng lại vô cùng hám gái và cô Đương (do Thu Hà thủ vai).

“Thông điệp dành cho sự kiện bầu cử cấp xã sắp tới”

Đây là khẳng định của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trước khi khởi chiếu bộ phim truyền hình dài tập này trên VTV 1 từ thứ hai tới thứ sáu hàng tuần. Ông khẳng định: “Tôi mong rằng, bộ phim này sẽ là lời nhắn gửi tới những người dân vốn chân chất, mộc mạc nơi làng quê khi cất nhắc bỏ phiếu tín nhiệm ai đó vào dịp bầu cử cấp chính quyền địa phương sắp tới.

Bởi trong Gió làng Kình, một tên trưởng thôn vô danh tiểu tốt, khi có mưu đồ đen tối đã có thể làm khuynh đảo cả một vùng nông thôn. Nếu “chức tước” cao hơn rơi vào những kẻ có dã tâm, biết chờ thời và biết lợi dụng vào lòng tin, sự dân chủ của người dân để toan tính những chuyện to tát hơn thì thế nào?

Tôi mong rằng, những người dân lương thiện sẽ sáng suốt trong việc sử dụng quyền dân chủ của mình, đừng bị lừa phỉnh, đừng vì những lợi ích trước mắt mà nghe những lời dụ dỗ”.

Hồn “Ma làng” nhập vào “Gió làng Kình” ảnh 2

Công Lý (áo kẻ sọc) được đạo diễn đánh giá là một... "gạo cội" trong làng phim truyền hình Việt Nam. Anh vào vai tên Phạm Văn Khoái cháu tên Khuyếnh - một hiện thân của Chí Phèo thời hiện đại.

Dỏ, Ló, Tòng của Gió làng Kình

Trừ Thu Hà là “ma mới” trong Gió làng Kình với một vai nữ phản diện, còn NSƯT Bùi Bài Bình và nghệ sĩ Nguyễn Hồng Sơn đã từng thành công với những vai tương tự trong Ma làng.

Với vai Khuyếnh thâm trầm hiểm độc, không nóng nảy và dễ bộc phát như Tòng, NSƯT Bùi Bài Bình cho biết: “Cũng cùng một “mô - tuýp” nhân vật nhưng tôi cố gắng không để hình ảnh Khuyếnh bị lặp lại những tính cách và sự thể hiện của Tòng.

Khuyếnh là một tên có học, xuất thân trong một gia đình tử tế nhưng vì có cơ hội, lại được “hoàn cảnh xô đẩy” nên hắn trở nên nanh nọc và gian xảo. Vì hắn là một kẻ đểu giả có học và thâm trầm, nên cái gì hắn cũng biết. Có những điều hắn tức chết đi được nhưng hắn không thể hiện ra. Hắn cứ ngấm ngầm hại chết người ta thì thôi.

Như với tay Bài kế toán mà NS Hồng Sơn thủ vai, luôn bị tôi “chơi đểu”. Việc gì anh ta chống lại tôi, tôi đều biết, nhưng cứ lờ đi, để anh ta phải ức, phải nhúng tay vào những việc tôi làm và chịu trách nhiệm về những mưu đồ do tôi nghĩ ra. Anh ta sợ tôi lắm”.

Hồn “Ma làng” nhập vào “Gió làng Kình” ảnh 3
Một cảnh với chiếc cổng làng trong phim.

Nghệ sĩ Hồng Sơn trong vai Bài bộc bạch: “Vào vai một kế toán bị sa thải và được dùng lại, tôi và cô nhân tình của mình nhiều phen muốn qua mặt Khuyếnh để bớt xén tiền nong nhưng rồi đều bị Khuyếnh cho vào tròng. Vì thế, cuối cùng, tôi lại bị nhúng chàm. Tôi đã phải sợ sự mưu mô, xảo trá của Khuyếnh và sợ chính những gì mình làm”.

Nữ nghệ sĩ trẻ Thu Hà (vai Đương), lần đầu tiên vào vai phản diện, một dạng khác của Ló trong Ma làng tâm sự: “Lần đầu tiên tôi vào một vai khác xa với tôi ngoài đời, từ tuổi tác tới suy nghĩ, lối sống. Đương là một người đàn bà từng trải, mưu mô, biết dùng những thủ thuật, chiêu bài để lợi dụng sự hám giá của Bài hòng tư lợi. Tôi hy vọng, vai Đương của mình sẽ chinh phục được khán giả”.

(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw