Homestay Sa Pa hút khách dịp nghỉ lễ

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, lượng khách du lịch đến Sa Pa tăng đột biến, nắm được cơ hội đó, nhiều homestay đã chủ động chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để làm hài lòng du khách.

Trên địa bàn huyện Sa Pa hiện có 320 cơ sở lưu trú với tổng số 5.128 phòng, ngoài ra còn có 168 cơ sở lưu trú tại gia (homestay) ở các thôn thuộc xã Tả Van, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Phìn, Bản Hồ và Thanh Phú. Các cơ sở lưu trú có thể đón được 2 vạn khách qua đêm trong dịp nghỉ lễ năm nay. Trước tình trạng khách sạn, nhà nghỉ thường “cháy phòng”, nhiều du khách chủ động lựa chọn nghỉ tại các homestay để có thể trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của người vùng cao.

Đi xe bus đến Sa Pa rồi sau đó thuê taxi đến Tả Phìn thì có người đón, chị Nghiêm Thị Ngọc Anh, du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ: Đây là lần thứ 2 mình đến Sa Pa, lần trước mình đi cùng công ty, nghỉ tại khách sạn trên thị trấn nên chưa trải nghiệm được nhiều. Dịp nghỉ lễ năm nay, mình và 2 người bạn quyết tâm khám phá Sa Pa thêm một lần nữa. Lần này, mình chọn nghỉ tại homestay để thay đổi không khí và trải nghiệm nhiều hơn. Mình lên mạng tìm kiếm chỗ nghỉ, liên hệ đặt phòng và chuyển khoản trước, lên đến nơi có người chỉ đường đến chỗ nghỉ, rất thuận tiện và hiện đại.

Homestay được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu của du khách.
Homestay được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu của du khách.

Cùng tâm lý với chị Ngọc Anh, du khách đến Sa Pa dịp này thường chủ động đặt phòng từ trước. Nhiều homestay đã kín phòng trước ngày nghỉ lễ khoảng 1 tháng. Anh Vàng Văn Đức, chủ homestay Anh Đức tại thôn Tả Van Giáy 2, xã Tả Van đầu tư cơ sở vật chất để đón khách từ cách đây 3 năm. Cơ sở của anh Đức có nhiều loại phòng tùy theo nhu cầu của khách với mức giá từ 100.000 – 700.000 đồng/đêm, bao gồm cả bữa sáng. Theo anh Đức, năm nay khách đến Sa Pa rất đông, cách đây 3 tuần là toàn bộ chỗ nghỉ đã được đặt kín. Gia đình vẫn giữ mức giá niêm yết, chuẩn bị chăn, ga, đệm mới, bổ sung thức ăn để phục vụ lượng khách tăng mạnh. “Khách có rất nhiều lựa chọn khi đến Sa Pa, nhưng khi họ đã lựa chọn nghỉ lại tại nhà dân thì gia đình phải chuẩn bị phục vụ chu đáo. Nếu không làm tốt thì về lâu dài sẽ mất khách. Hi vọng qua dịp này, du khách có những ấn tượng tốt về du lịch cộng đồng tại Tả Van” – anh Đức nhấn mạnh.

Homestay tại xã Tả Van chuẩn bị đón khách.
Homestay tại xã Tả Van chuẩn bị đón khách.

Không cần quá cầu kỳ, trong những ngôi nhà truyền thống bằng gỗ, chủ nhà chỉ cần đầu tư mua vài tấm đệm, chăn, màn, ga, gối, sửa sang nhà tắm và khu vệ sinh là có thể đón khách. Nét độc đáo của dịch vụ homestay là du khách có thể cùng nấu ăn, sinh hoạt với gia đình, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây một cách gần gũi nhất. Chị Lý Lở Mẩy (tên thường gọi là Lý Mẩy Chạ), thôn Sả Séng, xã Tả Phìn mở dịch vụ homestay nhiều năm nay. Gia đình chị Mẩy Chạ có 1 phòng lớn và 2 phòng nhỏ, có thể đón khoảng 10 lượt khách với giá 80.000 đồng/đêm. Để phục vụ du khách, trước dịp lễ chị Mẩy Chạ lên rừng hái lá thuốc, dữ trữ củi, rau củ, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh thùng tắm để chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón khách. Chị Mẩy Chạ chia sẻ: Ở Tả Phìn nổi tiếng nhất là tắm lá thuốc của người Dao đỏ. Dịp này khách đông, nhiều khách thích tắm lá thuốc tươi nên hôm qua mới lên rừng hái về.

Du khách nhận phòng tại homestay ở xã Tả Phìn.
Du khách nhận phòng tại homestay ở xã Tả Phìn.

Vừa trải qua 1 đêm tại homestay tại Tả Phìn, du khách Nguyễn Văn Mạnh đến từ Ninh Bình hài lòng: Dù nghỉ tại nhà dân nhưng chỗ ở rất sạch sẽ, thoải mái và tương đối chuyên nghiệp. Dù sống chung với chủ nhà nhưng chúng tôi vẫn có không gian riêng, được đốt lửa nướng đồ ăn, được cảm nhận theo cách của riêng mình. Đây thực sự là một lựa chọn hợp lý cho những ai còn trẻ, thích thoải mái, thích trải nghiệm những điều mới lạ.

Tại Sa Pa, homestay đang tạo nên một sức hút riêng, đặc biệt dành cho giới trẻ thích trải nghiệm những dịch vụ du lịch cộng đồng, độc đáo bản sắc. Những nét độc đáo khi ăn, ở, sinh hoạt với người dân địa phương sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw