Dự hội thảo là chủ tịch UBND, hội nông dân của 11 xã; hộ sản xuất - kinh doanh sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón (xã Thẳm Dương); hợp tác xã hộ gia đình chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn.
Đại biểu đã được nghiên cứu, hướng dẫn về logo chỉ dẫn địa lý, hệ thống văn bản pháp lý, quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, cấp và thu hồi quyền sử dụng, tem nhãn bao bì, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý "Thẩm Dương cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón"; thống nhất về hệ thống văn bản quản lý nhãn hiệu tập thể, hệ thống nhận diện "Lợn đen bản địa”; tập huấn về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu tập thể "Lợn đen bản địa"...
Tại hội thảo, nhiều đại biểu nêu khó khăn về phát triển lợn đen bản địa thành hàng hóa ổn định. Trên thực tế, người dân địa phương chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, con giống, quy trình chăn nuôi chưa đảm bảo các yêu cầu; việc sản xuất gạo nếp vẫn khó khăn trong tiêu thụ... Do đó, hầu hết các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn, cơ quan chuyên môn hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi, tìm thị trường trong tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thống nhất các quy chế, hệ thống nhận diện, trình tự cấp giấy chứng nhận...
Được biết, trong giai đoạn tới, dự án trên sẽ tiếp tục được triển khai với các nội dung về triển khai phương tiện, phương án khai thác thương mại phát triển giá trị của nhãn hiệu tập thể cũng như chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm trên.