Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Là 1 nội dung thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, nội dung 4 về “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội” đã được các cấp phụ nữ huyện Bảo Thắng tích cực triển khai, nhất là hỗ trợ phụ nữ chủ động vươn lên, khẳng định được vai trò trong phát triển kinh tế gia đình.

Nhìn đồi chuối xanh ngắt, quả trĩu buồng hứa hẹn một vụ mùa bội thu, chị Phan Thị Sỉn ở thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt vẫn nhớ nhiều năm trước, nơi đây là bãi lau sậy um tùm. Trong khi đang loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế thì chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã mời tham quan một số mô hình phát triển kinh tế của hội viên trong huyện.

“Đi ngày đàng, học sàng khôn”, được gặp gỡ, trò chuyện và tận mắt chứng kiến nghị lực vượt khó, vươn lên của các chị em, chị Sỉn đã mạnh dạn vay vốn ủy thác qua tổ chức hội để trồng chuối, dứa trên diện tích đồi sẵn có của gia đình. Sau nhiều năm chăm chỉ lao động, mảnh đồi rộng gần 3 ha đất khô cằn năm xưa nay đã phủ xanh bởi chuối, dứa; trừ chi phí cho thu nhập khoảng 100 đến 120 triệu đồng/năm.

z4910731011478_227aeeb14c94a2dbc33059427463ffb4.jpg
Hội viên phụ nữ xã Bản Phiệt có thu nhập khá nhờ chuyển đổi sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Từ tấm gương của chị Sỉn và sự hỗ trợ của tổ chức hội cho hội viên vay vốn, hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất, rất nhiều phụ nữ thôn Pạc Tà đã tích cực vươn lên, đưa cây trồng, con giống có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

Hiện tại có khoảng 60% gia đình hội viên trong thôn Pạc Tà thu nhập khá trở lên. Hội viên phụ nữ cũng đoàn kết, giúp đỡ hội viên nghèo, điển hình như vừa qua, chi hội đã vận động được 17 hội viên giúp đỡ 6.000 cây giống quế và dứa cho hội viên nghèo.

z4769678556943_20ec155dbc8b2090f43244291b6e489b.jpg
z4910020532863_61c5c40d0b55635008440241b8b0afb8.jpg
Từ nguồn vốn vay ủy thác, các hội viên đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bản Phiệt đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội làm tốt công tác quản lý vốn vay với tổng dư nợ trên 14 tỷ đồng, đồng thời duy trì 7 tổ tiết kiệm và vay vốn với số tiền gửi tiết kiệm là 416 triệu đồng.

Từ nguồn vốn vay, hội viên phụ nữ đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế hiệu quả. Hội Phụ nữ xã cũng triển khai mô hình “Hỗ trợ phụ nữ nghèo có địa chỉ” khi huy động nguồn lực trợ giúp từ các hội viên địa phương. Kết quả, năm 2023 đã hỗ trợ được 5 hộ gia đình do phụ nữ làm chủ thoát nghèo.

Tập trung hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Thắng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách với tổng dư nợ lũy kế trên 166 tỷ đồng; 100% gia đình hội viên phụ nữ đủ điều kiện và có nhu cầu đều được tiếp cận nguồn vay. Các chi hội phụ nữ cũng phát động phong trào tiết kiệm với tổng số dư tiết kiệm là trên 5,5 tỷ đồng để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế.

z4769678544775_d5fa668f6f6bd6cd68e6294bf37958e1.jpg
Ngoài việc hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, các cấp hội cũng phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật cho hội viên phụ nữ.

Ngoài các nguồn vốn trên, huyện Bảo Thắng đã chỉ đạo thị trấn Phố Lu, xã Sơn Hà, Phong Niên và xã Bản Phiệt duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của “Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển”. Không chỉ tạo điều kiện cho vay vốn, các hộ gia đình còn được tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và hướng dẫn xây dựng các phương án sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.

Nhiều hộ gia đình đã đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương, trong năm 2022 đã có 93 hộ nghèo và cận nghèo được giúp đỡ.

z4769678922972_d234e7b8fd4b62a4cd681bb6c9d37503.jpg
Các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ giúp cải thiện cuộc sống và nâng cao vị thế của phụ nữ và xóa bỏ định kiến giới.

Việc triển khai Đề án 939 gắn với khâu đột phá về "Hỗ trợ phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường", 14/14 cơ sở hội đều lựa chọn mô hình sinh kế giúp đỡ phụ nữ nghèo có địa chỉ, đồng thời tổ chức ra mắt 3 mô hình tổ liên kết sản xuất, gồm: Mô hình trồng rau an toàn (xã Gia Phú), mô hình chăn nuôi thủy sản (thị trấn Nông trường Phong Hải) và mô hình trồng dứa (xã Bản Cầm).

Không chỉ hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với các nguồn vốn, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn cũng phối hợp tổ chức giới thiệu việc làm và các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, như: Kỹ thuật làm đất trồng hoa, trồng rau an toàn, chăm sóc vật nuôi… cho hàng ngàn lượt hội viên mỗi năm.

Với nhiều giải pháp hỗ trợ từ các cấp hội, vai trò, vị thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế ngày càng được khẳng định, góp phần nâng cao quyền năng, xóa bỏ định kiến giới và cuộc sống cho phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

fb yt zl tw