Hội nghị thượng đỉnh G7: Ủng hộ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tuyên bố ủng hộ việc mở rộng và gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.

Tàu chở ngũ cốc của Ukraine tới ngoài khơi bờ biển thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu chở ngũ cốc của Ukraine tới ngoài khơi bờ biển thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ủng hộ việc mở rộng và gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen cũng như tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho các nước dễ bị tổn thương.

Đây là tuyên bố chung của G7 về vấn đề Ukraine, được đưa ra ngày 19/5 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Theo hãng tin TASS, tuyên bố nêu rõ G7 ủng hộ việc mở rộng và gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 cũng cho biết sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất thông qua hợp tác với Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc.

Trước đó, ngày 17/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đã được gia hạn thêm 60 ngày.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cùng ngày xác nhận thông tin này, đồng thời cho biết việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc sẽ giúp đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được Nga và Ukraine ký riêng rẽ hồi tháng 7/2022 với Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đại diện Nga và Liên hợp quốc đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của nước này ra thị trường thế giới, trong khi phái đoàn Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc về hoạt động xuất khẩu ngũ cốc.

Sáng kiến này được gia hạn 120 ngày lần đầu vào tháng 11/2022 và tiếp tục gia hạn lần hai 60 ngày, cho đến ngày 18/5.

Tuy nhiên, ông Yuriy Vaskov, Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine, cho biết hành lang vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen được thiết kế để đảm bảo an toàn nguồn cung cấp lương thực của nước này cho thị trường thế giới vẫn chưa hoạt động trở lại bất chấp tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga về việc gia hạn thỏa thuận.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters (Anh), Thứ trưởng Vaskov nhấn mạnh: "Việc gia hạn thỏa thuận đã được công bố ngày 17/5, nhưng cho đến nay, những tuyên bố này vẫn chưa dẫn đến việc nối lại hoạt động trên hành lang này và Trung tâm ở Istanbul đã không kiểm tra các tàu muốn nhập cảnh trong ngày 17 hay 18/5".

Ông cho biết thêm hiện có 62 tàu đang chờ kiểm tra, trong số này có một số tàu đã chờ khoảng vài tháng.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw