Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về khủng hoảng ở CHDC Congo

Liên hợp quốc nêu bật tình hình nhân đạo tồi tệ và kêu gọi quốc tế cần phải có "hành động khẩn cấp và phối hợp" để ngăn chặn giao tranh hiện nay giữa phiến quân M23 do Rwanda hậu thuẫn và lực lượng Congo.

cog-1691-54-8327-4330.jpg

Ngày 28/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có phiên họp khẩn thứ 2 trong vòng 3 ngày để thảo luận về tình hình xung đột leo thang ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an triệu tập cuộc họp sau khi các cơ quan Liên hợp quốc và đối tác tại thực địa báo cáo tình trạng hỗn loạn và xung đột gia tăng trên đường phố thủ phủ Goma, tỉnh North Kivu, miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo, trong bối cảnh nhóm vũ trang M23 chiếm nhiều thị trấn và làng mạc.

Báo cáo về tình hình, Phó trưởng Phái bộ Ổn định của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Dân chủ Congo (MONUSCO) Vivian van de Perre đã nêu bật tình hình nhân đạo tồi tệ và cộng đồng quốc tế cần phải có "hành động khẩn cấp và phối hợp" để ngăn chặn giao tranh hiện nay giữa phiến quân M23 do Rwanda hậu thuẫn và lực lượng Congo.

Bà Vivian cho biết, đụng độ đã khiến khoảng 178.000 người phải chạy lánh nạn khỏi vùng lãnh thổ Kalehe sau khi nhóm M23 giành quyền kiểm soát Minova, nguồn tiếp tế chính cho Goma.

Tại phiên họp, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã lên án các hành động của nhóm M23, hối thúc các bên liên quan dừng mọi hành động thù địch và kêu gọi lực lượng nước ngoài đưa các đơn vị quân sự ra khỏi khu vực.

Trong khi đó, quyền Đại diện thường trực của Mỹ tại Liên hợp quốc Dorothy Shea đề nghị một lệnh ngừng bắn và các bên phải làm việc để hướng tới một giải pháp hòa bình.

Trong khi đó, cùng ngày, Liên hợp quốc đã sơ tán một phần nhân viên của mình khỏi Goma đến Uganda.

Ông Henry Okello Oryem, Ngoại trưởng Uganda phụ trách hợp tác quốc tế, xác nhận nhân viên hành chính và không thiết yếu của Liên hợp quốc đã được sơ tán đến Kampala, thủ đô của Uganda, như một biện pháp phòng ngừa.

Trước đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực leo thang ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo và lên án cuộc tấn công của M23, đồng thời kêu gọi chấm dứt mọi hành động thù địch.

Theo Liên hợp quốc, hơn 400.000 người đã phải di dời kể từ đầu năm 2025 ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw