Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị

Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Kết quả phát triển đô thị

Tại Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố báo cáo kết quả phát triển đô thị trong 26 năm qua.

Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị.
Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị.

Năm 1998, cả nước mới chỉ có 633 đô thị, với dân số chiếm 24% dân số cả nước, đến nay, hệ thống đô thị đã tăng nhanh về số lượng, đã hình thành các vùng đô thị hóa cùng với các chuỗi, chùm đô thị phân bố rộng khắp các vùng, miền. Đến năm 2024, cả nước đã phát triển đạt 902 đô thị, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42,7%. Tổng số các đô thị từ loại IV trở lên đạt gần 200 đô thị so với 86 đô thị vào năm 1998. Đô thị hóa tăng nhanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước.

Nhiều đô thị mới hình thành và phát triển, đô thị hiện hữu từng bước được nâng cấp cải tạo, mở rộng về quy mô đất đai, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, vệ sinh môi trường...) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao...), bộ mặt đô thị đã có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, đời sống dân cư đô thị từng bước được nâng cao, góp phần để các đô thị thực hiện và phát huy vai trò phát triển kinh tế, tạo động lực chủ đạo xây dựng phát triển đất nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng, các đô thị Việt Nam ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế quốc gia. Nhiều đô thị ven biển đã hình thành các thương hiệu mới, chất lượng sống ngày càng được cải thiện. Kết quả trên đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 430 tỷ USD; thu nhập bình quân ở khu vực thành thị gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn; chất lượng cuộc sống đô thị ngày càng tăng cao với sự cải thiện rõ rệt về môi trường sống, cảnh quan đô thị, tiếp cận hạ tầng kỹ thuật đô thị và cơ hội phát triển của cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, tại các đô thị hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Đô thị hóa dàn trải, mật độ đô thị thấp, chưa thực sự hiệu quả; chất lượng hạ tầng đô thị thường xuyên bị ô nhiễm, ùn tắc giao thông, ngập lụt cục bộ, thiếu không gian xanh… Mặt khác, sự gia tăng về đất đai đô thị, mở rộng ranh giới hành chính đô thị thời gian qua tiếp tục tạo nên thách thức trong cải thiện, nâng cấp chất lượng hạ tầng thời gian tới.

Trước thực tế này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 với định hướng toàn diện quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng các dự luật Luật Quy hoạch đô thị nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Cấp thoát nước để hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy quá trình đô thị hóa có chất lượng.

Theo các chuyên gia quốc tế về phát triển đô thị làm việc với Bộ Xây dựng, để phát triển đô thị bền vững Việt Nam đạt được hiệu quả, phát huy tiềm lực, thế mạnh, Việt Nam cần hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển kinh tế khu vực đô thị. Điều này nhằm định hình hành lang pháp lý thống nhất, hiệu quả, giúp đô thị hóa diễn ra lành mạnh, cạnh tranh và bền vững...

Hoàn thiện thể chế

Qua tìm hiểu đến nay, Việt Nam chưa có công cụ pháp lý riêng cho lĩnh vực phát triển đô thị. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng được giao và đang tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị trên cơ sở 5 chính sách cơ bản đã được Quốc hội thông qua, gồm 7 Chương. Đến nay, Bộ Xây dựng đã đăng tải dự thảo xin ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp, các Hội, Hiệp hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị tập trung vào 5 chính sách lớn: Quản lý phát triển đô thị theo mô hình phát triển bền vững đô thị và có hệ thống; đánh giá và phân loại đô thị; quản lý phát triển mới, cải tạo chỉnh trang và tái phát triển đô thị; quản lý phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, quản lý phát triển không gian ngầm đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý phát triển đô thị.

"Đây là luật phức tạp, với phạm vi rộng, liên quan tới hơn 900 đô thị, thuộc 6 loại đô thị, với nhiều tính chất đặc thù từ quy mô, địa điểm, lịch sử phát triển, vùng, miền… Bên cạnh đó, dự thảo Luật được xây dựng trong bối cảnh có nhiều Luật liên quan đang được nghiên cứu, xây dựng, ban hành, và thuận lợi đan xen khó khăn khi phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ chung của hệ thống pháp luật", ông Trần Quốc Thái cho hay.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến các đơn vị như: Viện Chiến lược và khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), các chuyên gia độc lập, đại diện Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hội Chiếu sáng Việt Nam, Hội Cấp, thoát nước và đại diện Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố… Bộ Xây dựng đã chỉnh lý, giải trình và hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật Quản lý phát triển đô thị trình Chính phủ thông qua.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, việc xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị là giải pháp trọng tâm của Nghị quyết số 06-NQ/TW, đã được Quốc hội, Chính phủ khẳng định tại các Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và yêu cầu báo cáo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

Bộ Xây dựng đang tiếp tục rà soát quy định, từ ngữ, các điều khoản để nội dung dự thảo Luật sát thực tiễn về: Nguyên tắc phát triển đô thị; phân cấp phân loại đô thị; tiêu chí loại hình đô thị đặc thù như đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh…; đồng thời bổ sung quy định rõ hơn nội dung quản lý kiểm soát quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị phải theo quy hoạch, kế hoạch hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quản lý sử dụng không gian ngầm…

"Dự kiến, dự thảo Luật sẽ được Chính phủ thông qua trong tháng 1/2025 để Tổ soạn thảo hoàn thiện các bước tiếp theo, trình các Ủy ban của Quốc hội thẩm định cho ý kiến theo đúng quy trình quy định", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định.

Theo baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

fb yt zl tw