Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại cho huyện Bát Xát như thế nào?

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ đêm 7 đến sáng 9/9, trên địa bàn huyện Bát Xát xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng gây ngập úng, lũ quét và sạt lở đất ở nhiều địa phương. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra tính đến 17 giờ ngày 19/9 là trên 1.120 tỷ đồng (không tính thiệt hại các tuyến đường tỉnh quản).

z5850009266693_6df69126d76b25d5c14735ee773e2315.jpg
Hơn 1.400 ngôi nhà bị thiệt hại.

Theo thông tin từ UBND huyện Bát Xát, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét đã làm 15 người chết, 2 người mất tích, 10 người bị thương.

Mưa lũ cũng khiến 1.413 ngôi nhà bị thiệt hại (143 nhà thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 96 nhà thiệt hại rất nặng từ 50 - 70%; 124 nhà thiệt hại nặng từ 30 - 50%; 1.050 nhà bị thiệt hại một phần dưới 30%; 767 nhà di chuyển khẩn cấp.

Toàn huyện có 6 thôn bị thiệt hại nặng trên 70% là: Thôn Ngải Trồ (xã A Mú Sung) 18 hộ; thôn Phìn Páo (xã Trung Lèng Hồ) 11 hộ; thôn Tùng Chỉn 2, Tùng Chỉn 3 (xã Trịnh Tường) 12 hộ; thôn Phìn Chải 1, Phìn Chải 2 (xã A Lù) 11 hộ.

Về giáo dục, tổng số trường học bị thiệt hại là 33 trường, điểm trường bị ảnh hưởng nặng do sạt lở đất. Riêng Trường THCS & THPT huyện Bát Xát bị ảnh hưởng nặng nề do đất, đá vùi lấp hoàn toàn dãy nhà cấp 4 gồm 16 phòng ở của học sinh; khu vực taluy dương sau khu bán trú bị khoảng 6.000 m3 đất đá sạt trượt vùi lấp nhà xe bán trú, hiện đất sạt xuống ngang tầng 1 nhà bán trú 5 tầng.

z5850009274156_2ffda9e5a94177cce1a346038bbab6ef.jpg
Trường THCS&THPT huyện Bát Xát bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sạt lở taluy phía sau dãy nhà 5 tầng.

Về y tế, có 6 trạm y tế bị ảnh hưởng, hiện tại đã khắc phục ban đầu để duy trì hoạt động khám - chữa bệnh.

Toàn huyện có hơn 1.400 ha đất sản xuất, đất lúa, đất trồng cây hoa màu bị vùi lấp, thiệt hại về cây trồng trên đất; 45,3 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; hơn 3.800 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, đất đá vùi lấp.

Mưa lũ làm 128 công trình thủy lợi bị thiệt hại (hỏng đầu đập, sạt kênh vỡ kênh); 43 công trình cấp nước sinh hoạt bị hỏng (vỡ đập, gẫy đường ống dẫn nước…) gây mất nước sinh hoạt ở hầu hết các xã, thị trấn.

z5850009249796_6da89ee99fb82e6704a2b9e10020437b.jpg
Nhiều tuyến giao thông bị sạt lở, đứt gãy.

Về công trình giao thông, mưa lũ làm Quốc lộ 4E, các tuyến Tỉnh lộ 156B, 155, 158 có nhiều vị trí bị sạt lở, ngập nước, gây ách tắc giao thông. Cùng với đó, đường do huyện và xã quản lý có 11 tuyến do Ban Quản lý Dự án đang thi công (gồm đường đến trung tâm các xã và 2 đoạn tuyến Tỉnh lộ 158, 1 đoạn tuyến Tỉnh lộ 156 bị sạt lở đứt gẫy nhiều đoạn); hầu hết các tuyến đường giao thông nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện bị sạt lở tại nhiều điểm, khối lượng đất, đá sạt khoảng trên 650.000 m3; có 2 cầu, ngầm tràn và 135 cống qua đường bị hỏng. Hiện tại, các xã đang huy động lực lượng tại chỗ thông tuyến, tuy nhiên còn nhiều tuyến đang bị chia cắt…

Ngoài ra, có 4 trạm biến áp bị hỏng, 47 cột trung thế bị đổ, 2 cột hạ thế, gần 800 m dây điện trung thế bị đứt gây mất điện trên toàn huyện. Về thông tin liên lạc, có 182 cột treo cáp bị gẫy và khoảng 7.500 m dây thông tin bị đứt, hiện tại các đơn vị nhà mạng đã tạm thời khắc phục sự cố, trung tâm 21/21 xã, thị trấn đã có sóng di động phục vụ thông tin liên lạc…

Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra tính đến thời điểm 17 giờ ngày 19/9 là trên 1.120 tỷ đồng (không tính thiệt hại các tuyến tỉnh lộ 155, 156b, 158, 156 do là các tuyến đường tỉnh quản). Hiện nay, các xã đang tiếp tục thống kê thiệt hại.

Khi thiên tai xảy ra, huyện đã huy động lực lượng tìm kiếm người mất tích, đến nay đã tìm thấy 15 người chết, còn 2 người mất tích. Hiện tại, các lực lượng vẫn tổ chức tìm kiếm.

z5850054675453_ec11d022cd06f317c25b5612172c1989.jpg
Tình hình giao thông hiện tại ở Bát Xát.

Đối với giao thông, UBND huyện đã trưng tập nhiều phương tiện, máy móc để khắc phục các điểm sạt lở, đảm bảo các tuyến đường được lưu thông và các lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận khu vực sạt lở tổ chức tìm kiếm, cứu nạn; chỉ đạo khắc phục tạm thời các trường học bị ảnh hưởng do thiên tai để đảm bảo cho học sinh đến trường; chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn chuẩn bị đầy đủ thuốc men và các điều kiện phục vụ công tác chăm sóc người bị thương và hỗ trợ các lực lượng đảm bảo sức khỏe, thực hiện khử trùng, tiêu độc tại các xã sau bão, đảm bảo vệ sinh an toàn, sức khỏe tại cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw