Hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" 2023: Bản hòa ca về tình yêu quê hương, đất nước

Chiều 2/9, từ Nhà hát Lớn, Hà Nội, những giai điệu đặc biệt của chương trình hòa nhạc quốc gia 'Điều còn mãi' - điểm hẹn nghệ thuật quen thuộc vào ngày Quốc khánh 2/9 hằng năm, lại vang lên, mang đến những giai điệu đầy tự hào về dân tộc, Tổ quốc. Chương trình tiếp tục được báo điện tử VietNamNet tổ chức cùng Công ty IBgroup dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" - Điểm hẹn nghệ thuật thường niên dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" - Điểm hẹn nghệ thuật thường niên dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Tham dự chương trình, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.

Phát biểu khai mạc chương trình, nhà báo Nguyễn Văn Bá, Tổng Biên tập Báo điện tử VietNamNet cho biết: Hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” ra đời với sứ mệnh làm sống lại hồi ức lịch sử chói lọi của dân tộc, từ đó tạo cảm hứng, gây dựng niềm tin vào tương lai rực rỡ của đất nước.

Trong những năm đồng hành cùng khán giả yêu nhạc của “Điều còn mãi”, với 10 chương trình được biểu diễn trên sân khấu, và một chương trình phát online, hàng trăm nghệ sĩ đã trình diễn hàng trăm tác phẩm khí nhạc và thanh nhạc tiêu biểu nhất trong nền âm nhạc Việt bằng một hình thức sang trọng nhất, bác học nhất của âm nhạc, đó là nhạc giao hưởng.

Tổng Biên tập báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá phát biểu tại chương trình.

Tổng Biên tập báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá phát biểu tại chương trình.

Không chỉ muốn tái hiện dấu ấn của lịch sử vào thời hiện đại, sân khấu "Điều còn mãi" còn là nơi nhiệt huyết bừng cháy trong những trái tim tuổi trẻ hiện đại. Những người làm chương trình muốn thông qua những giai điệu đẹp đẽ của âm nhạc để tôn vinh quá khứ, thể hiện lòng biết ơn với những hy sinh của thế hệ đi trước và gửi gắm niềm tin, khát vọng của dân tộc Việt trên con đường tiến tới thịnh vượng, phát triển" - ông Nguyễn Văn Bá nhấn mạnh.

Với tinh thần ấy, sau lễ chào cờ cùng Quốc ca Việt Nam, hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” 2023 đưa người xem đến với không gian âm nhạc sang trọng được tạo nên bởi sự kết hợp khéo léo giữa các tác phẩm khí nhạc và thanh nhạc, mở đầu bằng tiết mục “Overture mùa xuân thế kỷ” (tác giả Hoàng Cương) biểu diễn bởi Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, đưa khán giả cùng sống lại những giây phút hào hùng, thiêng liêng, đầy xúc động của dân tộc.

Ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện ca khúc "Đàn chim Việt".

Ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện ca khúc "Đàn chim Việt".

Tiếp nối mạch cảm xúc đầy tự hào ấy, “Điều còn mãi” đưa người xem đến với những giai điệu đi cùng năm tháng của “Đàn chim Việt” (Văn Cao), "Lên ngàn" (Hoàng Việt), "Bóng cây Kơ Nia" (Phan Huỳnh Điểu), "Trăng sáng đôi miền" (An Chung), "Áo mùa đông" (Đỗ Nhuận), "Đất nước lời ru" (Văn Thành Nho), "Giai điệu Tổ quốc" (Trần Tiến), "Tổ quốc yêu thương" (Hồ Bắc)...

Năm nay, chương trình có sự tham gia của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng trong vai trò Giám đốc âm nhạc, chịu trách nhiệm vừa biên tập, vừa chuyển soạn, hòa âm, phối khí cho toàn bộ các tác phẩm đã không chỉ tạo nên tính thống nhất về kịch bản âm nhạc cho chương trình, mà còn khiến những giai điệu quen thuộc được vang lên theo cách đầy mới mẻ, độc đáo.

Lấy nhạc giao hưởng làm nền tảng, chương trình cũng hướng đến tôn vinh các giá trị âm nhạc dân tộc và yếu tố thời đại. Sự đồng hành xuyên suốt của Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn hợp xướng Kosmos Opera với sự chỉ huy của nhạc trưởng tài năng Đồng Quang Vinh, cùng nghệ sĩ đàn bầu, NSƯT Lệ Giang (trong tiết mục “Cung đàn đất nước” (Xuân Khải), nghệ sĩ saxophone An Trần (trong tiết mục “Mẹ yêu con” (Nguyễn Văn Tý)… đã góp phần tạo nên một không gian âm nhạc hiện đại nhưng cũng rất đỗi truyền thống.

Nghệ sĩ saxophone An Trần với tiết mục “Mẹ yêu con”.

Nghệ sĩ saxophone An Trần với tiết mục “Mẹ yêu con”.

Bên cạnh đó, chương trình cũng mang đến những ca khúc mới đang được nhiều người trẻ yêu thích như: My Kool Việt Nam (Thanh Bùi), Những trái tim Việt Nam (Phương Uyên)…

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của những giọng ca tên tuổi trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng cổ điển như: NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Phạm Thu Hà, Đỗ Tố Hoa, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác…

Đặc biệt, sự tham gia của ca sĩ Tùng Dương (với ca khúc “Đất nước lời ru"), nhóm nhạc Oplus (với ca khúc “My Kool Việt Nam”) cùng khả năng thích ứng linh hoạt với dàn nhạc giao hưởng cũng tạo nên những dấu ấn nghệ thuật độc đáo cho chương trình.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau "hiện tượng mạng" Thích Minh Tuệ

Đằng sau "hiện tượng mạng" Thích Minh Tuệ

Từ một người vô danh tự nhận đang "tập học” theo lời Phật dạy và đầu trần, chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, Thích Minh Tuệ được các youtuber, tiktoker, facebooker… thổi lên thành “hiện tượng mạng”. Đằng sau câu chuyện này là gì?

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc, bình an là những "viên gạch" xây nên xã hội, quốc gia phát triển, hùng cường. Ở vùng cao Lào Cai, dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó, nhưng trong mỗi nếp nhà, trên ngọn núi, lưng đồi luôn ngập tràn những tiếng cười hạnh phúc.

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

fb yt zl tw