Hòa nhạc “Điều còn mãi” trở lại vào chiều ngày 2-9

Sau một năm gián đoạn, chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” chính thức trở lại và sẽ biểu diễn vào đúng 2h chiều ngày Quốc khánh 2-9.

Chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” từ nhiều năm nay trở thành thương hiệu được tổ chức vào đúng 2h chiều ngày Quốc khánh 2-9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sau một năm gián đoạn, năm nay hòa nhạc “Điều còn mãi” tiếp tục trở lại và biểu diễn vào đúng “giờ vàng” như quy ước từ bao nhiêu năm nay.

Trong buổi họp báo, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo Vietnamnet, Trưởng BTC chương trình cho biết, chương trình “Điều còn mãi” năm nay gặp không ít khó khăn trong khâu tổ chức, tưởng sẽ không thể diễn ra được đúng kế hoạch vào 2h chiều ngày 2-9, nhưng may mắn là BTC đã sắp xếp được và lịch biểu diễn của buổi hòa nhạc không thay đổi.

Chương trình năm nay tiếp tục đồng hành với Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam (Giám đốc Nguyễn Trí Dũng) dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi - con trai của nhạc sĩ Hoàng Vân, người nhiều năm qua sinh sống và chỉ huy dàn nhạc tại Macedonia.

Điểm mới của chương trình năm nay là format đã được thay đổi so với 5 lần tổ chức trước. Thay vì chia chương trình làm hai phần khí nhạc và thanh nhạc, "Điều còn mãi 2015" sẽ trình diễn xen kẽ các tác phẩm khí nhạc và thanh nhạc.

Những tác phẩm biểu diễn trong chương trình là những tác phẩm kinh điển như: “Tổ quốc” (Hồ Bắc), “Vinh quang hồn dân tộc” (Đỗ Hồng Quân), “Aria cô Sao” (Đỗ Nhuận), “Người về đem tới ngày vui” (Trọng Bằng), “Bài ca chung thủy” (Hoàng Dương)... và các tác phẩm thanh nhạc được xen kẽ biểu diễn là: “Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó” (Nguyễn Tài Tuệ), “Bám biển quê hương” (Phạm Tuyên), “Bài ca xây dựng” (Phạm Tuyên), “Đất nước tình yêu” (Lệ Giang), “Tổ quốc gọi tên mình” (Đinh Trung Cẩn)...

Ca sĩ Trọng Tấn và Tùng Dương sẽ tham gia biểu diễn trong chương trình

Hai ca sĩ Trọng Tấn và Tùng Dương sẽ tham gia biểu diễn trong chương trình

Các ca sĩ biểu diễn trong chương trình là Lan Anh, Trọng Tấn, Đăng Dương. Ngoài ra, sự xuất hiện của hai giọng ca Mạnh Dũng, Hà Phạm Thăng Long cũng sẽ là những điểm nhấn không thể bỏ qua trong chương trình.

Lần xuất hiện thứ hai ở chương trình “Điều còn mãi”, Tùng Dương sẽ thể hiện hai tác phẩm "Người lái đò trên sông Pô Cô" của tác giả Cầm Phong phỏng thơ: Mai Trang và bài hát 'tủ' "Chiếc khăn Piêu" của nhạc sĩ Doãn Nho lần đầu tiên sẽ được Tùng Dương thể hiện cùng với Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam.

Hòa nhạc “Điều còn mãi” sẽ vang lên trong chiều ngày 2-9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ là một trong những chương trình âm nhạc được đón chờ và sẽ tô điểm thêm cho không khí hào sảng của toàn dân tộc trong ngày kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1- Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

(Theo HNMO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

fb yt zl tw