Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị và cao quý trong lòng thế hệ trẻ Việt - Lào

Thế hệ trẻ kiều bào ở Lào luôn được ông bà, cha mẹ kể cho nghe về quê hương đất nước, về Bác Hồ với công ơn to lớn và đức tính giản dị, yêu thương đồng bào, khiến các em luôn tự hào về nguồn cội.

Các em học sinh người Việt và người Lào tại Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du tham gia hoạt động ngoại khóa vẽ tranh Bác Hồ.
Các em học sinh người Việt và người Lào tại Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du tham gia hoạt động ngoại khóa vẽ tranh Bác Hồ.

Trong tâm trí các thế hệ thày và trò trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gần gũi, giản dị mà cao quý.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Lào, các thày cô giáo cùng các em học sinh tại trường đều bày tỏ tình cảm yêu mến vị lãnh tụ đã dành cả cuộc đời để đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam và Lào, trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du thường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa.

Theo thầy giáo Teng Xaileexiong, giáo viên trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du, các hoạt động như vậy nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về mối quan hệ giữa hai nước Lào-Việt Nam cũng như là để gìn giữ và vun đắp mối quan hệ này ngày càng bền chặt.

Đặc biệt, mỗi khi tới dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài các bài giảng trên lớp, các em học sinh được xuống thư viện đọc sách, tìm hiểu về Bác Hồ và tham gia các hoạt động ngoại khóa khác để các em biết thêm về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, hướng cho các em học tập những đức tính tốt đẹp, tấm gương đạo đức giản dị và sáng ngời của Bác.

Trong mỗi dịp đó, các em học sinh sẽ được cùng nhau trò chuyện và tìm hiểu thêm về Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Em Phạm Trương Thiên Ân, học sinh lớp 12 Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du chia sẻ cảm nhận về Bác Hồ.
Em Phạm Trương Thiên Ân, học sinh lớp 12 Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du chia sẻ cảm nhận về Bác Hồ.

Là một học sinh nhiều năm tham gia các hoạt động vẽ tranh về Bác Hồ, em Phạm Trương Thiên Ân, học sinh lớp 12 cho biết Bác Hồ là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao và lòng bao dung vô tận.

Sang Lào sinh sống cùng với bố mẹ từ khi còn nhỏ, em Thiên Ân chia sẻ, ở nhà bố mẹ vẫn hay kể cho em nghe về lịch sử văn hóa Việt Nam và các phong tục tập quán của Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp lễ quan trọng trong năm như ngày Quốc khánh 2/9, ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5.

Qua lời kể của bố mẹ, Thiên Ân được biết Bác Hồ là người có lòng bao dung và nhân ái vô tận, luôn một lòng tìm đường cứu nước, giành độc lập về cho dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, mỗi khi nhà trường có các hoạt động liên quan về Bác Hồ và về đất nước Việt Nam, Thiên Ân luôn háo hức và tham gia rất nhiệt tình.

Trong cuộc thi "vẽ tranh Bác Hồ" mới đây, em và các bạn đại diện lớp đã vẽ một bức chân dung của Bác Hồ kèm theo đó là hoa sen, quốc hoa của Việt Nam và vẽ lá cờ Việt Nam.

Mỗi bạn một góc nhìn và các nét bút cũng khác nhau, nhưng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tranh của các em đều có chung nét giản dị, gần gũi, thân thương và đáng kính.

Thiên Ân chia sẻ, khi vẽ bức tranh Bác Hồ, em muốn mọi người có thể cảm nhận được gương mặt hiền hậu, đầy lòng nhân ái của Bác và có thể hiểu biết thêm về đất nước Việt Nam.

Em Pakonengern Chanthavong, học sinh người Lào học ở trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du, cũng chia sẻ rất vui khi được tham gia các hoạt động của nhà trường tổ chức, trong đó em thích nhất lĩnh vực nghệ thuật, vẽ tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Em muốn lan tỏa những đức tính tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đông đảo bạn bè.

Một học sinh người Lào khác tại trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du, em Monthaphone Inthalangsy, thì chia sẻ hằng ngày em được đọc 5 điều Bác Hồ dạy, được các thầy cô dạy dỗ về đức tính tốt của Bác Hồ, vì vậy em rất yêu quý Bác Hồ.

Em Monthaphone Inthalangsy, học sinh người Lào học tại Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du chia sẻ cảm nhận về Bác Hồ.
Em Monthaphone Inthalangsy, học sinh người Lào học tại Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du chia sẻ cảm nhận về Bác Hồ.

Qua cuộc thi vẽ tranh về Bác Hồ, em được hiểu thêm về con người và đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó thêm kính yêu người; đồng thời tự hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ và Bác Kaysone (Chủ tịch Kaysone Phomvihane).

Em Monthaphone Inthalangsy có mong muốn được đi học tiếp ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp để sau này có thể lan tỏa những kiến thức về nét văn hóa tốt đẹp của Việt Nam với mọi người xung quanh.

Với em, đây cũng là cách để góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt Nam.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du, trả lời phỏng vấn.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du, trả lời phỏng vấn.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du, thông qua giao tiếp trong các giờ học và các giờ ngoại khóa, các em học sinh người Việt và người Lào sẽ có sự hiểu biết nhiều hơn về văn hóa của nhau, hiểu nhiều hơn về đất nước, con người Việt Nam và từ đó lan tỏa được tình yêu quê hương đất nước.

Đặc biệt, việc dạy cho các em biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về công ơn vĩ đại của Người đối với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, sẽ giúp các em ý thức được việc gìn giữ, vun đắp và phát triển mối quan hệ giữa hai nước, vì các em chính là thế hệ tương lai.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, bà Nguyễn Thị Thuận, Tham tán, Thường trực Ban công tác Cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, cho biết thế hệ trẻ kiều bào ở Lào luôn được ông bà, cha mẹ kể cho nghe về quê hương đất nước, về Bác Hồ, với công ơn to lớn và đức tính giản dị, yêu thương đồng bào, khiến các em luôn tự hào về nguồn cội.

Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà con kiều bào tại Lào cũng dành tình cảm đặc biệt và vô cùng kính trọng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khi xây dựng tủ sách tiếng Việt tại chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã đóng góp nhiều đầu sách về các nhà lãnh đạo kiệt xuất của đất nước, trong đó có sách về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để bà con kiều bào hiểu rõ hơn về một con người trung kiên, một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, luôn hết lòng vì nước, vì dân, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những lời dạy và tấm gương của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi là nguồn động lực to lớn để bà con kiều bào, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục học tập, phấn đấu, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu vé "qua làng" nên hay không nên?

Thu vé "qua làng" nên hay không nên?

Trên đường đi tác nghiệp ở một địa phương, nếu vào ngày thời tiết bình thường, chúng tôi chỉ mất hơn 1 giờ để di chuyển đến trung tâm huyện. Thế nhưng, do hoàn lưu bão số 3, địa phương này gần như bị cô lập. Chúng tôi phải mất hơn 5 giờ đồng hồ để đến nơi. Quá trình di chuyển cũng có những chuyện khiến phóng viên băn khoăn về tình người trong mưa lũ.

Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (17/9): Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ có xu hướng dịch dần xuống phía Nam, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh ít mây, không mưa, trưa - chiều giảm mây, trời nắng, gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Về vùng lũ A Lù Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Sau một tuần bị cô lập, chia cắt, đến ngày 15/9/2024, đường từ trung tâm huyện Bát Xát lên thôn Phìn Chải 2, xã A Lù mới thông xe. Đến thời điểm này, 7 nạn nhân bị mất tích trong vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 9/9 đã được tìm thấy, nhưng câu chuyện về vụ thiên tai qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2 vẫn vô cùng ám ảnh.

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, các khu vực trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng thiệt hại cả về người, tài sản, công trình công cộng, trong đó có công trình hạ tầng viễn thông (cột, nhà trạm, tuyến truyền dẫn) trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

fbytzltw