Hiểu rõ hai vùng không khí trong đám cháy để thoát hiểm

Khi xảy ra cháy nổ, không gian của đám cháy thường chia làm 2 vùng cơ bản. Thứ nhất là vùng không khí trên cao, sát trần nhà có nhiều khói và khí độc. Thứ hai là vùng gần dưới sàn và đây cũng là vùng không khí có chứa ít khí độc hơn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những sai lầm nên tránh

Trong số 36 người bị nạn trong vụ cháy tại chung cư mini tại quận Thanh Xuân đang điều trị tại 5 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, có 2/3 người bị ngạt khói.

cap-cuu-nguoi-bi-nan.jpg
Cấp cứu người bị nạn trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Từ Tuấn Anh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho rằng, ước tính ngạt khói chiếm từ 50 - 80% nguyên nhân gây tử vong trong các vụ hỏa hoạn. Tổn thương do nhiệt chủ yếu ở đường hô hấp trên. Tử vong sớm trong đám cháy chủ yếu do thiếu oxy, kết quả của nồng độ oxy thấp, hít phải khí độc carbon monoxit (CO)… Điều này cho thấy, khi xảy ra cháy nổ, kỹ năng phòng ngạt khói, ngạt khí rất quan trọng và cần thiết.

Theo các chuyên gia y tế, khi đám cháy xảy ra, khí và khói thường có chứa CO. Đây là một loại khí độc nhưng thường không có mùi và không màu nên bệnh nhân khó nhận biết mình đã hít phải và đang bị nhiễm độc.

Khi khí độc CO đi vào cơ thể, nó có thể kết hợp với chất emotobin tạo ra carbonemotobin. Chất này sẽ kết dính với oxy dẫn tới tình trạng thiếu oxy. Vì thế, trong trường hợp hít phải CO với nồng độ cao, nạn nhân rất dễ bị hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong. Một số biểu hiện của tình trạng ngạt khói là nghẹt đường thở, môi và mặt tím tái do không có đủ oxy lên não.

Khi xảy ra cháy nổ, không gian của đám cháy thường chia làm 2 vùng cơ bản. Thứ nhất là vùng không khí trên cao, sát trần nhà có nhiều khói và khí độc. Thứ hai là vùng gần dưới sàn và đây cũng là vùng không khí có chứa ít khí độc hơn. Khi đã hiểu rõ về 2 vùng không khí cơ bản trong đám cháy, nạn nhân sẽ xử trí đúng cách hơn và có cơ hội thoát hiểm cao hơn.

Do đó, thay vì la hét, xô đẩy nhau và chạy, bác sĩ chuyên khoa I Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec lưu ý, nạn nhân hãy khom lưng, ngồi hoặc bò sát dưới sàn nhà, đồng thời dùng các đồ bằng vải như khăn, chăn, quần áo nhúng nước và bịt miệng mũi để có thể hạn chế tối đa lượng khí độc vào phổi. Đây là một kỹ năng quan trọng để có thể thoát khỏi đám cháy an toàn.

Ngoài ra, một sai lầm mà nhiều người mắc phải khi có hỏa hoạn xảy ra, đó là trốn vào nhà vệ sinh và đóng cửa. Bởi vì họ cho rằng, nhà vệ sinh có nước làm mát và có thể tránh lửa. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc trốn vào nhà vệ sinh trong đám cháy chẳng khác nào đang “tự sát”.

“Không gian nhà vệ sinh thường rất hẹp và kín. Cho dù có lắp quạt thông gió thì khi đám cháy xảy ra cũng không có nguồn điện để quạt chạy. Chính vì vậy, nếu trốn vào nhà vệ sinh, nạn nhân sẽ có nguy cơ cao bị ngạt khí. Khi khói độc tiến đến khu vực này, phổi có nguy cơ hít phải luồng khí độc và nóng, dẫn tới tổn thương nghiêm trọng”, bác sĩ Vân phân tích.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng cũng cho rằng, khi đám cháy xảy ra, người dân tránh chạy lên cao hoặc vào sâu bên trong. Bởi vì cơ chế khói sẽ ngày càng bốc lên cao, khói vào sâu không có đường thoát sẽ càng dày đặc và nạn nhân sẽ chết ngạt trước khi chết cháy.

“Khi xảy ra sự cố cháy, người dân nên dùng chăn nhúng nước quấn quanh người hoặc dùng khăn ướt đắp vào mặt mũi rồi chạy nhanh qua đám cháy và ra ngoài. Trong trường hợp bị kẹt trong phòng, chúng ta hãy đóng các cửa lại để ngăn khói bay vào; bịt các kẽ hở xung quanh khung cửa và quạt thông gió bằng vải ướt hoặc băng dính. Nếu quần áo bị bắt lửa, hãy nằm và lăn người cho đến khi lửa được dập”, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo.

pgs.ts-luong-ngoc-khue.jpg
Một bệnh nhân trong vụ cháy chung cư mini đang được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai.

Cách sơ cứu người bị ngạt khói

Mặc dù đã thoát khỏi đám cháy nhưng nạn nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm đến sức khỏe do ngộ độc khí hoặc ngạt khí. Chính vì thế, sau khi đã thoát khỏi đám cháy nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và cấp cứu.

Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Từ Tuấn Anh cho rằng, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy đến nơi an toàn, rộng rãi và thoáng mát; gọi xe cấp cứu để được hỗ trợ y tế khẩn cấp.

“Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, để họ ngồi xuống hoặc nằm nghiêng, sau đó, nới lỏng quần áo và hỏi các triệu chứng họ đang gặp phải. Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và nới lỏng quần áo, trong khi chờ cấp cứu đến. Sơ cứu nạn nhân bị ngạt khói cần lưu ý, nếu họ có dị vật, đàm nhớt trong mũi miệng, cần lấy ra để thông thoáng đường thở”, bác sĩ Tuấn Anh đưa ra hướng dẫn.

Trường hợp nạn nhân bị bỏng, người sơ cứu cần dội nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng của họ để xoa dịu cơn đau, giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng. Tùy mức độ bỏng, thời gian dội có thể từ 10 - 20 phút hoặc lâu hơn, cho đến khi nạn nhân cảm thấy bớt bỏng rát.

“Người sơ cứu tuyệt đối không được dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm lên người nạn nhân. Do cơ thể nạn nhân đang bị bỏng nóng, da chưa điều tiết về lại nhiệt độ bình thường mà dội ngay đá lạnh sẽ gây bỏng lần 2 dẫn đến bỏng lạnh”, bác sĩ Tuấn Anh lưu ý.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính hiện đại nhất giảm liều xạ, an toàn với trẻ em

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính hiện đại nhất giảm liều xạ, an toàn với trẻ em

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt thế hệ mới có số lượng lát cắt lớn nhất trên thế giới (1975 lát cắt), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cao nhất thế giới vừa được bàn giao về Việt Nam, giúp phát hiện các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm. Đặc biệt, hệ thống này giảm liều xạ và rất an toàn với trẻ em. 

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai, trong tháng 5, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2 bệnh nhi mắc ho gà. Cả 2 ca bệnh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nét đẹp người điều dưỡng

Ngày Quốc tế điều dưỡng 12/5: Nét đẹp người điều dưỡng

Tại các đơn vị y tế, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ mà còn trực tiếp chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của các điều dưỡng viên, tôi mới thấy hết những tâm huyết của đội ngũ này. 

Nối nghiệp lương y

Nối nghiệp lương y

Bác sỹ Đỗ Xuân Hoàng, Phó Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong gia đình có truyền thống là lương y, mùi hương của thuốc nam, thuốc bắc đã trở nên quen thuộc từ những năm tháng tuổi thơ, thấm vào lòng, hun đúc trong anh tình yêu với từng vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền.

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hưởng ứng Ngày Quốc tế Ðiều dưỡng (12/5) năm 2024, Hội đồng Ðiều dưỡng Thế giới đưa ra thông điệp hành động: "Ðiều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng".

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Vừa qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đông người mắc, đặc biệt là vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 11/3/2024 làm 369 người mắc; vụ ngộ độc bánh mỳ tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 500 người mắc phải nhập viện điều trị, trong đó, nhiều trường hợp nặng, gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong Nhân dân.

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái nhấn mạnh, người dân không phải lo ngại gì về tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối (cục máu đông) nếu đã trải qua 21 ngày sau tiêm vaccine AstraZeneca. Nếu người dân quá hoang mang đi xét nghiệm, có thể gặp tình trạng cục máu đông do bệnh lý khác dẫn đến sự lo ngại không cần thiết.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Thiếu máu huyết tán (còn gọi là Thalassemia, tan máu bẩm sinh) là căn bệnh di truyền lặn nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng giống nòi. Tại Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm từ 20% - 40%.

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Ngày hen toàn cầu năm 2024 được tổ chức vào ngày 7/5. Tổ chức Toàn cầu phòng, chống hen phế quản đã chọn chủ đề “Trao quyền giáo dục về bệnh hen suyễn” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh hen suyễn và những gánh nặng của bệnh.

fb yt zl tw