Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hành trình "tái sinh" vải vụn

Hành trình "tái sinh" vải vụn

LCĐT - Nằm sát đường nhỏ dẫn vào thôn Cát Cát (xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa), tiệm đồ mang tên Linh Handicraft trưng bày những phụ kiện: Dây buộc tóc, ví, đồ thời trang… từ vải vụn, thu hút nhiều du khách.

Linh Handicraft là tiệm đồ nhuộm chàm của vợ chồng họa sỹ Phạm Phan Hoàng Linh. “Tôi và chồng là người Quảng Nam, cùng học Trường Đại học Huế, Khoa Mỹ thuật nhưng cuối cùng cả hai lại chọn Sa Pa lập nghiệp. Sau hơn 10 năm gắn bó, với tôi, Sa Pa thật phù hợp để hiện thực hóa ước mơ” - Linh bộc bạch.

Hành trình "tái sinh" vải vụn ảnh 1

Bằng tình yêu với mảnh đất Sa Pa và sự cuốn hút bởi “ma lực” của chàm, Linh đã tìm hiểu kỹ thuật nhuộm vải và thiết kế các sản phẩm như quần, áo, túi, khăn... Những món đồ được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nên vừa mang đến sự khác lạ, vừa có tính ứng dụng cao trong cuộc sống thường ngày.

Trong một lần tình cờ dọn dẹp tiệm đồ, nhìn những đống vải vụn vương vãi dưới sàn nhà với nhiều màu sắc khác nhau, Linh nảy sinh ý tưởng “tái chế” chúng để tạo nên những sản phẩm “có một không hai”. Linh đã gom toàn bộ số vải vụn, thuê người dân trong thôn may nối lại thành những mảnh vải lớn.

Hành trình "tái sinh" vải vụn ảnh 2

Thật bất ngờ, khi những miếng vải với màu sắc, họa tiết, chất liệu khác nhau được ghép nối đã mang đến sự độc đáo, bắt mắt. Từ những miếng vải tái chế, Linh làm thành các sản phẩm như túi, ví, mũ, cài tóc, băng đô, khẩu trang, kẹp tóc… bán cho khách du lịch.

Hành trình "tái sinh" vải vụn ảnh 3

Tự hào về những sản phẩm tái chế của mình, Linh tâm sự: Tôi nghĩ, lợi thế của Linh Handicraft là các sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công và “độc nhất vô nhị”. Khi sở hữu một sản phẩm tái chế từ Linh Handicraft có nghĩa là bạn sở hữu chung câu chuyện và mong muốn đầy yêu thương với môi trường.

Hành trình "tái sinh" vải vụn ảnh 4

Tỉ mẩn từng đường kim, mũi chỉ, chị Hạng Thị Mỉ, thôn Cát Cát 2, xã San Sả Hồ (thị xã Sa Pa) đã khéo “biến hóa” những miếng vải tái chế thành những sản phẩm bắt mắt. Chị Mỉ cho biết: Tôi có kinh nghiệm 5 năm làm tại Linh Handicraft. Hằng ngày, tôi may sản phẩm theo yêu cầu từ vải tái chế, với tiền công từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng mỗi tháng. Công việc không đòi hỏi quá nhiều công sức, chỉ cần sự tỉ mỉ, kiên trì. Vốn có kỹ năng may vá, thêu thùa từ nhỏ nên tôi không khó để bắt nhịp với công việc.

Hành trình "tái sinh" vải vụn ảnh 5

“Tôi nhận thấy xu hướng các bạn trẻ ngày càng quan tâm và bỏ tiền sở hữu các sản phẩm tái chế. Nhiều bạn trẻ thông qua fanpage của tôi đã quyết định mua online vài sản phẩm thời trang và “đính kèm” một số phụ kiện từ vải vụn. Mặc dù vậy, giá thành của loại sản phẩm này tương đối cao bởi độ công phu và công thuê ghép vải rất tốn kém. Chính vì thế, sản phẩm tái chế khó để bán online. Tuy nhiên, với ý nghĩa sản phẩm này mang lại cho môi trường, tôi tin tưởng cộng đồng sẽ có cái nhìn “cởi mở” và đón nhận nhiều hơn” - Linh trải lòng.

Hành trình "tái sinh" vải vụn ảnh 6

Nhìn lại chặng đường đã qua, dự tính những công việc đang và sẽ làm, gương mặt Linh toát lên sự tự tin và tràn đầy năng lượng. Linh bày tỏ: Tôi hy vọng sẽ lan tỏa nhiều hơn ý nghĩa của dòng sản phẩm này trên mạng xã hội để mỗi người có thể tiếp cận với các sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó hình thành thói quen sống xanh, đồng thời tạo thêm việc làm cho người dân bản địa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển cây dược liệu bền vững

Phát triển cây dược liệu bền vững

Tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó chú trọng phát triển các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Những “sinh viên 5 tốt”

Những “sinh viên 5 tốt”

Như những bông hoa đẹp, “Sinh viên 5 tốt” không đơn thuần là một danh hiệu, một dấu mốc đáng nhớ trong năm tháng tuổi trẻ, mà còn là minh chứng sau hành trình dài nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của những sinh viên, đoàn viên vượt khó, năng động, sáng tạo.

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Chỉ vài quả bóng sắc màu, chiếc bơm và sự khéo léo của đôi tay, sau vài phút, quả bóng bay đơn thuần chợt hóa thành những hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Như một xu hướng trong cuộc sống hiện đại, hoa bóng bay (còn gọi là bóng bay nghệ thuật) đang được nhiều người sử dụng để trang trí và làm quà tặng.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra với công tác đoàn và phong trào thanh niên, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số cán bộ và nguyên cán bộ đoàn về giải pháp giải quyết khó khăn đối với công tác đoàn hiện nay.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân khách quan do nhiều đoàn viên, thanh niên đi học, đi làm xa thì những nguyên nhân như bất cập về cơ chế, chính sách, quy định về độ tuổi, trình độ chính trị đối với cán bộ đoàn, đặc biệt là một số đoàn viên, thanh niên chưa có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức đoàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, phong trào đoàn ở cơ sở.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Những năm qua, sự đóng góp của các thế hệ đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất to lớn. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, công tác đoàn và phong trào thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Không qua đào tạo, không lên kịch bản nội dung, kênh YouTube Cói Lalin của Chảo Mùi Cói, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã sản xuất hơn 1.000 video, nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem. 3 năm qua, kênh YouTube của Cói đã trở thành cầu nối cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở quê mình.

Sắc màu chợ phiên Y Tý hấp dẫn du khách bốn phương

Sắc màu chợ phiên Y Tý hấp dẫn du khách bốn phương

Chợ phiên Y Tý (Bát Xát) họp vào thứ 7 hằng tuần, là nơi trao đổi, mua bán, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao… Đến với chợ phiên Y Tý, nhiều du khách thích thú khi được trải nghiệm không gian văn hóa đầy sắc màu và mua những nông sản tươi ngon mang đậm hương vị núi rừng về làm quà.

“Vàng xanh” trên đất Bảo Yên

“Vàng xanh” trên đất Bảo Yên

Vài năm trở lại đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Yên đã phát triển mô hình trồng cây đàn hương trắng. Đây là cây bán ký sinh, mới du nhập từ Ấn Độ, được trồng xen canh với các loại cây trồng khác. Được ví như “vàng xanh”, cây đàn hương trắng đang mở ra kỳ vọng mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân Bảo Yên.

Bán "hương vị tuổi thơ"

Bán "hương vị tuổi thơ"

Đều đặn mỗi ngày, không kể nắng mưa, chiếc xe bán sữa chua túi của vợ chồng ông Trịnh Nam Châm và bà Vũ Thị Ngoan vẫn len lỏi qua các ngõ ngách của thành phố Lào Cai chở theo cả một phần “ký ức tuổi thơ” của bao người.

[Infographic] Bệnh nhiệt thán: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

[inforgraphic] [Infographic] Bệnh nhiệt thán: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã xảy ra 6 ổ dịch nhiệt thán tại 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên và Lai Châu, với tổng số trâu, bò mắc bệnh và tiêu hủy là 200 con; đặc biệt hiện đã ghi nhận 17 người mắc bệnh nhiệt thán (còn gọi là bệnh than). Tại Lào Cai, bệnh nhiệt thán đã từng xảy ra tại các huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Mường Khương; vi khuẩn nhiệt thán vẫn tiềm ẩn trong môi trường, nguy cơ tái phát dịch cao.

Ngày mới dưới núi Ngũ Chỉ Sơn

Ngày mới dưới núi Ngũ Chỉ Sơn

Khu vực Tả Giàng Phình, xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa)  trước đây còn được gọi là "thung lũng hoang vắng", ít người biết tới. Chỉ hơn 3 năm gần đây, những bản người Mông dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn đã “thay da, đổi thịt” với nhiều mô hình kinh tế mới, nổi bật là những vườn rau, hoa cúc, hoa ly...

Làm sạch môi trường: Cuộc “cách mạng từ nhận thức”

Làm sạch môi trường: Cuộc “cách mạng từ nhận thức”

Với việc thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả mô hình mới “10 phút góp phần cải thiện môi trường”, huyện Bảo Yên không chỉ khơi dậy mạnh mẽ sự vào cuộc tích cực của người dân, mà còn hứa hẹn tạo ra “cuộc cách mạng từ nhận thức” để thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

fb yt zl tw