Hành trình khám phá đỉnh thiêng Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Bắc” với độ cao 2.428 m so với mực nước biển, thuộc địa phận huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh là ngọn núi cao và linh thiêng của Hà Giang.

Được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Bắc” với độ cao 2.428 m so với mực nước biển, thuộc địa phận huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh là ngọn núi cao và linh thiêng của Hà Giang, sở hữu bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với khu rừng phủ đầy rêu phong, thảm thực vật vô cùng phong phú, rừng chè Shan tuyết cổ thụ, bạt ngàn Thảo quả và đặc biệt là nơi bạt ngàn hoa Đỗ Quyên cổ thụ bung nở mỗi độ Xuân về, nơi bạn có thể với tay chạm vào mây, khám phá văn hóa, ẩm thực đồng bào dân tộc thiểu số... Những điều thú vị ấy sẽ có trong hành trình chinh phục đỉnh thiêng Tây Côn Lĩnh.

Có nhiều con đường để khám phá đỉnh Tây Côn Lĩnh, trong chuyến hành trình này, chúng tôi chọn cung đường mới mở bắt đầu từ xã Cao Bồ (Vị Xuyên). Để có chuyến leo núi trọn vẹn, tất cả các vật dụng cá nhân đều được chuẩn bị chu đáo như: Giày, găng tay, gậy leo núi, mũ, áo khoác, nước uống, thức ăn và đặc biệt có các chàng trai, cô gái người Dao ở thôn Lùng Tao, một bản làng xinh đẹp dưới chân Tây Côn Lĩnh dẫn đường.

Hành trình bắt đầu từ thôn Lùng Tao, du khách trải nghiệm cung đường đi xe máy dài khoảng 5 km. Trên đoạn đường này, chúng tôi choáng ngợp bởi bạt ngàn những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi sừng sững giữa núi rừng, những cô gái người Dao xinh đẹp trong trang phục dân tộc đang thu hái chè Xuân để lại trong lòng du khách hình ảnh khó quên. Quần thể chè Shan tuyết xã Cao Bồ đã được cộng nhận là Cây Di sản Việt Nam. Hết cung đường đi xe máy là cung đường đi bộ leo núi, quãng đường này mất khoảng 2 - 3 giờ. Bắt đầu từ việc xuyên qua rừng Thảo quả, mùa này, mầm Thảo quả đang mọc nhiều, hứa hẹn những mùa Thảo quả mang về no ấm cho người dân địa phương. Qua rừng Thảo quả, du khách bắt đầu thấy thấp thoáng những cây hoa Đỗ Quyên khoe sắc. Những người già ở Lùng Tao kể rằng, ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sống hạnh phúc trong ngôi làng nhỏ, người chồng thường xuyên vào rừng sâu săn bắn, đốn củi, nhưng một hôm đợi mãi không thấy chồng quay về, người vợ ngóng trông, lo lắng suốt nhiều ngày, rồi quyết định vào rừng tìm chồng. Chị đi mãi mà không thấy chồng, rồi kiệt sức, trút hơi thở cuối cùng bên tảng đá lớn. Nơi đó mọc lên cây hoa rất đẹp. Hồn của người vợ bay về trời, gặp Tiên ông, sau khi nghe được câu chuyện đi tìm chồng cảm động, Tiên ông đặt cho cây hoa tên là hoa Đỗ. Lại nói về người chồng, sau nhiều ngày đi lạc vào rừng sâu, người chồng trở về đến nhà nhưng không thấy vợ, khi được biết vợ vào rừng tìm mình, người chồng vội vã đi tìm vợ, nhưng anh đi mãi cũng không thấy vợ đâu, đi đến cây hoa Đỗ thì gục ngã, rồi biến thành con chim quẩn quanh bên cây hoa Đỗ, cất lên tiếng hót nghe bi thương, tuyệt vọng mỗi khi hoàng hôn buông xuống. Tiên ông trên trời nhìn thấu mọi việc và đặt tên cho loài chim này là chim Quyên. Qua thời gian, người làng truyền tai nhau về câu chuyện tình yêu đẹp của đôi vợ chồng trẻ, họ gọi loài hoa đẹp nở rộ mỗi dịp Xuân về là hoa Đỗ Quyên. Từ đó, hoa Đỗ Quyên được xem như biểu tượng của tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng son sắt, chung thủy. Càng lên cao, mật độ hoa Đỗ Quyên càng dày, sinh sống trong môi trường khí hậu khắc nghiệt và có tuổi đời đến hàng trăm năm, những cây hoa Đỗ Quyên cổ thụ với thân cao to, già nua, mọc đầy rêu phong, vút thẳng lên nền trời, khoe sắc tạo nên không gian hùng vĩ, lãng mạn.

Chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú. Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh Cao Đạo Quang cho biết: “Toàn bộ khu rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có diện tích trên 15 nghìn ha, với khoảng trên 900 loài thực vật, trong đó có 54 loài quý hiếm cả về mặt khoa học, môi trường; có khoảng 5.000 ha rừng có cây Đỗ Quyên cổ thụ hàng trăm năm tuổi”.

Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên Đỗ Anh Tuấn chia sẻ: “Thực hiện Nghị quyết số 11 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch, huyện Vị Xuyên tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển du lịch, trong đó phát huy tiềm năng về du lịch sinh thái khám phá đỉnh Tây Côn Lĩnh từ xã Cao Bồ. Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung đầu tư mở đường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phối hợp ngành chức năng xây dựng sản phẩm du lịch mới, thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá, kết nối các đơn vị lữ hành, hỗ trợ người dân phát triển du lịch bền vững”.

Năm nay xã Cao Bồ lần đầu tiên tổ chức Lễ hội hoa Đỗ Quyên với nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách. Trong quý I, có trên 1.000 lượt du khách đến Cao Bồ khám phá đỉnh tây Côn Lĩnh, một khởi đầu rất tốt đẹp. Ông Đặng Văn Quang, Bí thư thôn Lùng Tao chia sẻ: “Người dân trước đây chỉ biết đi rừng thu hái chè, Thảo quả, bảo vệ rừng, nay có thêm công việc mới là dẫn Tour lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, công việc này mang lại thu nhập khá cho người dân địa phương”.

Trên hành trình khám phá Tây Côn Lĩnh, chúng tôi gặp nhiều đoàn khách xuống núi, họ lên đỉnh từ hôm qua, nghỉ lại tại lán để ngắm hoàng hôn và bình minh trên núi. Chị Phạm Thị Yến, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Thực tế, hoa Đỗ Quyên đẹp hơn nhiều so với những hình ảnh được quảng bá trên mạng, lên đến đây, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến, khung cảnh vô cùng hùng vĩ, thơ mộng, đặc biệt là ngắm nhìn rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ có hình thù kỳ lạ rất đã tầm mắt. Chắc chắn chúng tôi sẽ quay trở lại“.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lại Quốc Tĩnh nhấn mạnh, sau chuyến khảo sát thực tế đỉnh Tây Côn Lĩnh, hoa Đỗ Quyên không phải sản phẩm riêng của huyện Vị Xuyên hay Hoàng Su Phì mà sẽ là sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Hà Giang. Trong thời gian tới, Hiệp hội Du lịch tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương khảo sát chi tiết, trình UBND tỉnh cho phép công bố sản phẩm du lịch hoa Đỗ Quyên trên đỉnh Tây Côn Lĩnh để khai thác, quản lý bài bản, hợp lý, thu hút đông đảo du khách, đồng thời bảo vệ rừng, cảnh quan môi trường”.

Để phục vụ du khách nghỉ đêm, ngắm hoàng hôn và bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh mây, người dân Lùng Tao đã dựng lán, có đầy đủ đồ nấu nướng, chăn ấm và được tiếp tế đầy đủ thực phẩm. Lên Cao Bồ, chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh sẽ là hành trình trải nghiệm vô cùng thú vị du khách không nên bỏ lỡ khi đến Hà Giang.

Báo Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

fb yt zl tw