Hàng nghìn tấn nhiên liệu của Nga lần đầu tiên tới Iran bằng đường sắt

Nga đã chuyển giao những chuyến hàng nhiên liệu đầu tiên tới Iran bằng đường sắt khi hai quốc gia bị trừng phạt nhanh chóng mở rộng quan hệ thương mại và năng lượng.

Nga và Iran tăng cường thương mại sau khi đạt thỏa thuận hợp tác năng lượng khổng lồ trị giá 40 tỷ USD vào năm ngoái. Ảnh minh họa

Nga đã chuyển giao chuyến hàng nhiên liệu đầu tiên tới Iran bằng đường sắt khi hai quốc gia bị trừng phạt nhanh chóng mở rộng quan hệ thương mại và năng lượng.

Hãng tin Reuter ngày 12/4 dẫn ba nguồn tin công nghiệp và dữ liệu xuất khẩu cho biết, Nga đã giao chuyến hàng nhiên liệu đầu tiên tới Iran bằng đường sắt trong bối cảnh hai quốc gia này tìm cách mở rộng quan hệ thương mại và năng lượng, để đối phó với các hạn chế của phương Tây.

Mùa thu năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak thông báo rằng Moskva và Tehran đã đạt được một thỏa thuận năng lượng khổng lồ trị giá 40 tỷ USD và đồng ý trao đổi nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Kể từ đó, hai nước đã vạch ra các lộ trình và thỏa thuận về kỹ thuật cho thỏa thuận này.

Nguồn cung cấp thực tế đã bắt đầu trong năm nay khi Nga xuất khẩu khoảng 30.000 tấn xăng và dầu diesel sang Iran vào tháng 2 và tháng 3, theo các nguồn tin và dữ liệu theo dõi.

Reuters cho biết toàn bộ số nhiên liệu trên đã được vận chuyển từ Nga qua Kazakhstan và Turkmenistan bằng đường sắt. Một số lượng xăng sau đó tiếp tục được chuyển bằng xe tải từ Iran đến các nước láng giềng, bao gồm cả Iraq.

Nga trước đây đã xuất khẩu một lượng nhỏ nhiên liệu sang quốc gia Trung Đông này qua đường biển Caspi. Tuy nhiên, Moskva hiện đang tìm cách mở rộng hoạt động giao hàng bằng đường sắt đến Tehran do dầu diesel và xăng vận chuyển bằng đường biển phải đối mặt với phí vận chuyển cao và chịu mức giá trần do phương Tây áp đặt.

Bản thân Iran là một quốc gia sản xuất dầu với trữ lượng lớn và sở hữu các nhà máy lọc dầu của riêng mình. Tuy nhiên, nhu cầu gần đây đã vượt qua sản xuất nhiên liệu trong nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc - một thương nhân tại thị trường các sản phẩm dầu mỏ Trung Á cho biết.

“Chúng tôi hy vọng nguồn cung cấp nhiên liệu cho Iran sẽ tăng trong năm nay, nhưng chúng tôi đã thấy một số vấn đề về hậu cần do tắc nghẽn đường sắt. Điều đó có thể cản trở xuất khẩu bùng nổ”, một trong những nguồn quen thuộc với hoạt động cung cấp năng lượng cho Iran nói với Reuters.

Vì mạng lưới đường sắt yếu kém có thể là một rào cản cho sự phát triển trong tương lai, Nga và Iran cũng đang xem xét các dự án cơ sở hạ tầng để giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Hiện tại, tuyến đường bộ chính cho hàng hóa được gửi từ Nga đến Iran đi qua Azerbaijan. Đây là một phần của cái gọi là Hành lang Giao thông Bắc-Nam Quốc tế, một hệ thống vận chuyển đa phương thức dài 7.200 km kết nối các tuyến đường biển, đường sắt và đường bộ để di chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Trung Á, Nga, và phần còn lại của châu Âu.

Mặc dù hành lang này đã tồn tại từ thời Liên Xô cũ, nhưng việc phát triển nó mạnh hơn đang mang một tầm quan trọng mới khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây buộc Nga phải chuyển các tuyến thương mại sang châu Á và Trung Đông.

Tuần trước, Trợ lý Tổng thống Nga Igor Levitin đã có chuyến công du hai ngày tại Tehran, gặp Thư ký Hội đồng Quốc gia Tối cao Iran, Ali Shamkani, để thảo luận về các biện pháp ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Theo Reuters, trong cuộc họp, ông Shamkhani bày tỏ sự hài lòng với khối lượng hợp tác kinh tế giữa Nga và Iran, ca ngợi "con đường bắt đầu làm giảm ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ trong trao đổi kinh tế khu vực và quốc tế." Ông nói, những kế hoạch này "sẽ hạn chế đến mức tối thiểu sự thống trị của phương Tây đối với nền kinh tế thế giới".

Hai bên cũng thảo luận về dự án chung Hành lang Giao thông Bắc-Nam quốc tế, mà ông Shamkhani mô tả là có "vai trò quyết định trong việc thay đổi định dạng vận chuyển hàng hóa trong khu vực".

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw