Hàn Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc-KASA, dự kiến sẽ được ra mắt cuối tháng 5 này, nhằm hiện thực hóa mục tiêu của xứ sở Kim chi tham gia cuộc đua vũ trụ toàn cầu.

1.jpg

Quốc hội Hàn Quốc mới đây đã thông qua các dự luật đặc biệt để thành lập và quản lý cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho KASA.

Chính phủ Hàn Quốc xây dựng lộ trình “kinh tế vũ trụ”, vạch ra các mục tiêu hoàn thành sứ mệnh đổ bộ Mặt trăng vào năm 2032 và sứ mệnh lên sao Hỏa vào năm 2045, với tầm nhìn là đưa quốc gia Đông Bắc Á vào nhóm 5 cường quốc công nghệ vũ trụ hàng đầu thế giới.

Tọa lạc tại tỉnh Nam Gyeongsang, thành phố Sacheon được lựa chọn sẽ là nơi đặt trụ sở của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc. Tham dự lễ ra mắt cụm công nghiệp vũ trụ mới tại trụ sở của Công ty Hàng không vũ trụ và Quốc phòng Hàn Quốc (Korea Aerospace Industries-KAI) ở thành phố Sacheon, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ tăng ngân sách dành cho phát triển ngành công nghiệp vũ trụ lên hơn 1.500 tỷ won (khoảng 1,14 tỷ USD) từ nay đến năm 2027. Cụm tam giác công nghiệp vũ trụ của Hàn Quốc bao gồm thành phố Daejeon trực thuộc trung ương ở phía bắc, tỉnh Nam Gyeongsang ở phía đông và tỉnh Nam Jeolla ở phía tây.

Trong bài phát biểu công bố cụm công nghiệp vũ trụ, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh, trong tương lai không xa, các cường quốc vũ trụ hùng mạnh dẫn đầu nền kinh tế vũ trụ sẽ dẫn đầu thế giới. Qua đó, với việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng bao la của ngành công nghiệp vũ trụ theo nhiều cách khác nhau, không chỉ liên quan sản xuất vệ tinh, phương tiện phóng hay mạng lưới thông tin liên lạc, còn nhiều cơ hội mới mở ra bao gồm cả khám phá tài nguyên, du lịch vũ trụ…

Chính phủ Hàn Quốc xây dựng lộ trình “kinh tế vũ trụ”, vạch ra các mục tiêu hoàn thành sứ mệnh đổ bộ Mặt trăng vào năm 2032 và sứ mệnh lên sao Hỏa vào năm 2045, với tầm nhìn là đưa quốc gia Đông Bắc Á vào nhóm 5 cường quốc công nghệ vũ trụ hàng đầu thế giới.

Những năm qua, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nỗ lực để thực hiện các bước cần thiết thành lập KASA, do đây là một trong những cam kết trong chiến dịch tranh cử của người đứng đầu Chính phủ Hàn Quốc.

Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc đã đệ trình dự luật, đề xuất lên Quốc hội vào tháng 4/2023 nhưng vướng phải nhiều sự phản đối từ các đảng đối lập chính, khiến quá trình thông qua kéo dài. Các nhà lập pháp Hàn Quốc tranh luận về các khía cạnh khác nhau, như cấp độ của người đứng đầu KASA, những lo ngại về khả năng chồng chéo các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển với các viện vũ trụ hiện có hay tính độc lập của KASA...

Sau cuộc thảo luận kéo dài hơn chín tháng, Quốc hội Hàn Quốc đã thống nhất KASA sẽ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin và được giám sát bởi Ủy ban Vũ trụ Quốc gia của Tổng thống. Hai viện nghiên cứu vũ trụ hiện nay - Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ và Viện Khoa học Vũ trụ và Thiên văn Hàn Quốc - sẽ được sáp nhập vào KASA để bảo đảm công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ mới không bị lặp đi lặp lại, kém hiệu quả.

Văn phòng KASA cho biết, cơ quan vũ trụ mới của Hàn Quốc có thể đưa ra mức lương hằng năm tương tự như Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), ước tính từ 200 triệu đến 300 triệu won (khoảng 152.000-228.000 USD). Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ thông tin Lee Jong Ho cho biết, KASA sẽ có khoảng 300 nhân viên, với ngân sách hằng năm khoảng 700 tỷ won.

Thông qua việc thành lập KASA, Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu hỗ trợ hơn 2.000 công ty đổi mới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ để dẫn dắt nền kinh tế và tạo ra 500.000 việc làm. Quy mô đầu tư vào lĩnh vực này cũng sẽ được mở rộng đáng kể trong tương lai, với mục tiêu chiếm 10% thị trường hàng không vũ trụ toàn cầu trị giá hơn 320 tỷ USD.

Theo Tổng thống Yoon Suk Yeol, Chính phủ Hàn Quốc sẽ xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng, như địa điểm phóng tên lửa dân sự và phòng thí nghiệm mô phỏng môi trường không gian. Đồng thời, đẩy nhanh việc thi công khu phức hợp công nghiệp quốc gia dành cho các phương tiện phóng vào không gian ở tỉnh Nam Jeolla, hoàn tất việc xây dựng khu phức hợp công nghiệp hàng không vũ trụ quốc gia ở tỉnh Nam Gyeongsang vào cuối năm 2024 và thành lập trung tâm phát triển nhân lực công nghệ vũ trụ tại Daejeon vào cuối năm 2028.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

fb yt zl tw