Hai phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Hai phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi ảnh 1

LCĐT - Họ là những phụ nữ dân tộc thiểu số điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được của họ đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ dân tộc thiểu số, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo.

Chị Nhúc giỏi chăn nuôi

Hai phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi ảnh 2

Trong căn nhà khang trang, chị Nhúc kể lại quãng thời gian khó khăn khi chưa tìm được hướng phát triển kinh tế gia đình. Đó là thời điểm vợ chồng chị ra ở riêng, không có vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, nhưng với tinh thần chịu khó, chị cùng gia đình mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất.

Sau khi có chủ trương chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả, chị Nhúc đã chuyển đổi mục đích canh tác đất ruộng 1 vụ sang đào ao nuôi thủy sản và xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thương phẩm.

Chị Nhúc cho biết: Khi mới bắt tay triển khai, tôi thiếu vốn, gặp thời tiết bất lợi, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh nghiệm còn hạn chế... Số tiền vay mượn được tôi dùng đào ao, xây chuồng trại và mua giống, mua cám. Vì nguồn vốn eo hẹp, lợi nhuận sau mỗi lần bán cá và lợn đều được quay vòng tái đầu tư, xây dựng mô hình từ nhỏ tới lớn, theo phương châm “làm tới đâu chắc tới đó”.

Hai phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi ảnh 3
Chị Nhúc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.

Thêm vào đó, thay vì chỉ thả 1 giống cá, chị Nhúc tìm hiểu, lựa chọn thêm một số con giống phù hợp để thả vào ao, tận dụng tối đa nguồn thức ăn. Đến nay, mỗi năm gia đình chị xuất bán 12 tấn cá và 15 tấn lợn thịt… mang lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 400 triệu đồng…

Từ thành công của mô hình gia đình, chị Nhúc đã chia sẻ, hướng dẫn, động viên 20 hộ trong thôn chuyển đổi công năng sử dụng đất, mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/hộ/năm. Các mô hình kinh tế tạo việc làm theo thời vụ cho 60 lượt chị em khác trong thôn với tiền công 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Chị Nhúc còn giúp một số hộ về giống, vốn, nuôi rẽ trâu, lợn nái, giúp đỡ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn… trong đó có 3 hộ đã thoát nghèo, 26 hộ trung bình vươn lên thành hộ khá.

Cách làm hay của chị Chanh

Dáng người cao, da trắng hồng và nụ cười luôn thường trực trên môi, chị Lương Thị Chanh (dân tộc Giáy) đã cho chúng tôi ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu gặp gỡ. Tiếp khách trong căn nhà truyền thống của người Giáy, chị Chanh tâm sự: Để có được thành quả ngày hôm nay, vợ chồng tôi đã trải qua biết bao tháng ngày gian nan, vất vả, gặp không ít khó khăn tưởng chừng như phải bỏ nghề. Những đêm không ngủ, trăn trở với khát vọng thoát nghèo đã khiến tôi có thêm động lực để vượt lên tất cả.

Hai phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi ảnh 4

Chị Chanh quê gốc ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Năm 2007, chị lấy chồng và sinh sống với gia đình tại thôn Tả Van Giáy 2, xã Tả Van (thị xã Sa Pa). Khát vọng thoát nghèo và không muốn đời mình chỉ quanh quẩn với nương đồi, chị cố gắng thuyết phục gia đình chồng sửa sang nhà cửa để mở dịch vụ homestay, nhưng không thành công. Đến năm 2014, nhờ người chị chồng cùng góp lời thuyết phục, gia đình mới đồng ý. Bắt tay vào làm homestay với vỏn vẹn 40 triệu đồng trong khi chi phí thực tế cần 350 triệu đồng, chị Chanh vay ngân hàng và một số cá nhân. Cuối cùng, homestay Hoa Chanh đã đi vào hoạt động.

Hai phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi ảnh 5
Chị Chanh chuẩn bị lại buồng phòng để đón khách.

Trình độ văn hóa lớp 5, tiếng phổ thông chưa sõi, lại không biết tiếng Anh, nhưng với sự tận tâm, mến khách, linh hoạt trong kinh doanh, sau 2 năm chị Chanh đã hoàn được vốn. Ngoài việc kinh doanh tại Sa Pa, chị còn về Hà Nội, tới các phố cổ, đến nhiều văn phòng du lịch để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình. Nhờ đó, chị tìm được nhiều đối tác hơn, học thêm được cách chăm sóc khách hàng. Sau một thời gian kinh doanh thành công, chị đã mở rộng quy mô homestay, làm thêm một số Bungalow và 1 nhà sàn 5 gian. Đến nay, homestay Hoa Chanh có 10 phòng khép kín, 3 bungalow và 1 phòng dom, với năng lực đón khách 75 người/ngày. Với giá phòng riêng là 500 nghìn đồng/ngày, 120 - 150 nghìn đồng/người/ngày đối với phòng Dom và phục vụ các dịch vụ ăn uống, trekking, những tháng cao điểm, gia đình chị thu về hàng chục triệu đồng.

Dám nghĩ, dám làm, vượt lên những khó khăn, thử thách để tìm đến cuộc sống tốt đẹp, một tương lai tươi sáng hơn là những gì mà chị Nhúc và chị Chanh đã thể hiện bằng hành động cụ thể. Những thành quả đạt được hôm nay của các chị góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của phụ nữ Lào Cai nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo lập 'thế giới số' an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Tạo lập 'thế giới số' an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet đã mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và rủi ro cho các em. Một báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy, cứ năm trẻ em và thanh, thiếu niên, thì có một người bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu...

Mường Hum chú trọng cải cách hành chính

Mường Hum chú trọng cải cách hành chính

Nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết nhanh gọn hồ sơ thủ tục, đảm bảo công khai minh bạch và tạo thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân luôn là phương châm của xã Mường Hum (huyện Bát Xát) trong công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua.

Âm nhạc chữa lành - Gửi gắm yêu thương

Âm nhạc chữa lành - Gửi gắm yêu thương

Âm nhạc thật diệu kỳ! Những thanh âm khi trầm bổng, du dương, nhẹ nhàng, sâu lắng, có khi là cao trào, dồn dập... khiến con người hòa mình theo cung bậc cảm xúc, tâm trạng của bản thân như buồn vui, cô đơn hay hạnh phúc... Vì lẽ đó, âm nhạc vẫn được ví như “thần dược” có thể chữa lành những nỗi đau về thể chất và tinh thần.

Đồng hành với phụ nữ vùng biên

Đồng hành với phụ nữ vùng biên

Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với các đơn vị triển khai nhiều mô hình giúp đỡ hội viên phụ nữ khó khăn ở địa bàn biên giới, qua đó, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, vươn lên giảm nghèo bền vững.

Người dân và doanh nghiệp cần hiểu rõ trách nhiệm của mình

Người dân và doanh nghiệp cần hiểu rõ trách nhiệm của mình

Dự án xây dựng mạch vòng trung áp 35 kV kết nối lộ 391-E20.45 (Tằng Loỏng 3) và lộ 372-E20.54 (Sa Pa) nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện huyện Bảo Thắng, thị xã Sa Pa. Dự án được triển khai thi công đi qua địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, nhưng khi bước vào giai đoạn cuối thì bất ngờ có phản hồi từ phía người dân.

Trao nhà “Đại đoàn kết” tại xã Hợp Thành

Trao nhà “Đại đoàn kết” tại xã Hợp Thành

Chiều 25/5, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức trao nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình chị Hà Phương Thảo ở thôn Tượng 2, xã Hợp Thành.

fb yt zl tw