Hai đội pháo hoa Italia và Pháp chính thức bước vào đêm chung kết

Chiều 25/6, Ban tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023 chính thức công bố danh sách 2 đội pháo hoa lọt vào trận chung kết ngày 8/7 tới.

Đội pháo Pháp lọt vào Chung kết DIFF 2023.

Đội pháo Pháp lọt vào Chung kết DIFF 2023.

Kết quả sau 4 đêm tranh tài, 2 đội có điểm số cao nhất là Martarello Group của Italia và Arteventia (Pháp) chính thức bước vào đêm chung kết với chủ đề “Thế giới không khoảng cách”.

Điểm số của các đội tham dự DIFF 2023 được Ban giám khảo đánh giá trên bộ tiêu chí khắt khe gồm: Tính độc đáo, ý tưởng và chủ đề của màn trình diễn; sự phong phú, đa dạng về hiệu ứng và cường độ của màu sắc; quy mô và chất lượng của màn trình diễn, khả năng tận dụng sáng tạo khu vực bắn; âm nhạc, sự đồng bộ giữa âm nhạc và phần trình diễn; phần kết thúc và ấn tượng chung của màn trình diễn.

Trước đó, đội pháo Pháp đã mang đến DIFF 2023 phần trình diễn vào đêm 10/6 với chủ đề “Sắc màu hy vọng”, đã khắc họa những câu chuyện về tình yêu, niềm hy vọng bằng ngôn ngữ của ánh sáng điệu nghệ và âm nhạc đầy lôi cuốn.

“Sắc màu hy vọng” của Pháp tại đêm 10/6.

“Sắc màu hy vọng” của Pháp tại đêm 10/6.

Còn đội pháo Italia dự thi đêm thứ 3 (17/6) đã mang những “bức họa” ánh sáng trình diễn trên bầu trời Đà Nẵng được lấy cảm hứng từ kiệt tác nghệ thuật của Lucio Fontana theo chủ đề “Không gian cổ kính và Ánh sáng hiện đại”.

Nhận định về hai đội lọt vào vòng Chung kết, Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch hội nhạc sĩ Việt Nam, thành viên Ban giám khảo DIFF 2023 nói: “Ngay từ đầu, hai đội sử dụng âm nhạc và pháo hoa rất nghệ thuật, rất nhuần nhuyễn với nhau, đặc biệt đội Italia.

Đội Italia dự đêm thi thứ 3 với chủ đề chung của là "Chinh phục những giấc mơ”.

Đội Italia dự đêm thi thứ 3 với chủ đề chung của là "Chinh phục những giấc mơ”.

Italia đã mở đầu âm nhạc rất hay với phong cách cổ điển, dần dần hiện đại và đặc biệt đã sử âm nhạc của Mozart, một bản giao hưởng kinh điển với phong cách biến tấu rất hiện đại.

Bên cạnh đó, Italia cũng sử dụng những màn pháo hoa rất khớp với tiết tấu, với tình cảm của âm nhạc để diễn tả một vẻ đẹp lộng lẫy hoành tráng ngay trên nền nhạc cổ điển, dần dần hiện đại tạo nên màn trình diễn huy hoàng.

Italia đã trình diễn với chủ đề “Không gian cổ kính và Ánh sáng hiện đại”.

Italia đã trình diễn với chủ đề “Không gian cổ kính và Ánh sáng hiện đại”.

Ngược lại, "vũ khí" của Pháp là dùng một bản nhạc của Việt Nam, lồng ghép khéo léo như một lời chào, tri ân và hòa nhập với Việt Nam, gây cho khán giả sự lý thú bậc nhất từ trước đến nay.

Âm nhạc phong cách châu Âu của Pháp lại kết hợp với một bản nhạc Việt Nam rất nhuần nhuyễn, có thể nói là tay nghề của đội rất tốt, nên kết nối rất hay, tạo nên màn pháo hoa hợp lý”.

Pháp đã đưa một bản nhạc của Việt Nam vào phần trình diễn của mình.

Pháp đã đưa một bản nhạc của Việt Nam vào phần trình diễn của mình.

Cả 2 đội có 2 tuần để chuẩn bị cho màn trình diễn trong đêm chung kết DIFF 2023. Để tăng sức cạnh tranh, hấp dẫn, các đội phải sử dụng danh sách pháo hoa mà ban tổ chức lựa chọn, chứ không được tự chuẩn bị như trước đây. Đồng thời bắt buộc sử dụng 1 bài hát tiếng Việt do ban tổ chức yêu cầu.

Đêm chung kết DIFF 2023 được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 20 giờ ngày 8/7.

Theo kết quả bốc thăm, đại diện Italia sẽ là đội bắn trước. Đội Quán quân sẽ nhận được phần thưởng trị giá 20.000 USD cùng Cúp và Giấy chứng nhận.

Ngoài ra, DIFF năm nay sẽ trao thêm 2 giải thưởng phụ gồm: “Giải sáng tạo” và “Giải được khán giả yêu thích nhất”, mỗi giải trị giá 3.000 USD và giấy chứng nhận. Các giải thưởng sẽ được công bố và trao ngay sau khi kết thúc phần trình diễn vào đêm chung kết.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

fbytzltw