Hạ viện Mỹ thông qua đề xuất luận tội Bộ trưởng An ninh Nội địa

Hạ viện Mỹ (do đảng Cộng hòa kiểm soát) đã bỏ phiếu luận tội Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, cáo buộc ông không kiểm soát được dòng người di cư vượt biên trái phép ở biên giới Mexico.

7cts43xnavksnn4455xnlckmqa-8132.jpg
Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas.

Đề xuất đưa ra cáo buộc luận tội đối với ông Mayorkas được thông qua hôm 13/2 với 214 phiếu thuận và 213 phiếu chống. Có ba thành viên đảng Cộng hòa bỏ phiếu phản đối đề xuất này cùng với các thành viên đảng Dân chủ.

Cuộc bỏ phiếu đánh dấu lần thứ hai trong lịch sử Mỹ và là lần đầu tiên sau gần 150 năm, Hạ viện luận tội một thành viên Nội các của tổng thống.

Trong đề xuất dài 22 trang, các nghị sĩ cáo buộc ông Mayorkas từ chối tuân theo các quyết định của tòa án liên bang liên quan đến cuộc khủng hoảng biên giới, nói rằng ông phải chịu trách nhiệm về làn sóng người nhập cư gia tăng ở biên giới phía nam. Báo cáo cũng cho rằng ông Mayorkas đã "không trung thực" trước Quốc hội, "hành động theo cách hoàn toàn không phù hợp với nhiệm vụ của mình và pháp quyền".

“Trong suốt nhiệm kỳ Bộ trưởng An ninh Nội địa, Alejandro N. Mayorkas đã nhiều lần vi phạm các luật do Quốc hội ban hành liên quan đến nhập cư và an ninh biên giới. Chủ yếu do hành vi trái pháp luật của ông mà hàng triệu người nước ngoài đã nhập cảnh trái phép vào Mỹ hằng năm và nhiều người ở lại Mỹ bất hợp pháp", trích báo cáo.

Đảng Dân chủ phản đối việc luận tội, trong đó hạ nghị sĩ California - Tom McClintock nói rằng các cáo buộc chống lại ông Mayorkas “đã bóp méo Hiến pháp”. Ông cũng cho rằng đề xuất sẽ phải đối mặt với sự phản đối tại Thượng viện (do đảng Dân chủ kiểm soát) - cơ quan có nhiệm vụ kết tội hoặc tuyên trắng án cho người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa.

Bộ trưởng Mayorkas cho biết ông không chịu trách nhiệm về tình hình biên giới, nói rằng đó là lỗi của hệ thống nhập cư Mỹ mà Quốc hội chưa thể khắc phục.

Một số lượng kỷ lục người di cư đã vượt biên trái phép từ Mexico vào Mỹ kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, và cựu Tổng thống Donald Trump đã coi đây là trọng tâm chính trong chiến dịch tranh cử trước đối thủ Biden.

Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng trước cho thấy nhập cư là mối quan tâm số 2 của cử tri Mỹ, sau vấn đề kinh tế.

Theo Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw