Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Năm học 2025-2026, Hà Nội dự kiến chi 3.063 tỷ đồng (công lập khoảng 2.820 tỷ đồng; tư thục khoảng 240 tỷ đồng) để hỗ trợ bữa trưa cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học.
UBND TP Hà Nội mới có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội năm học 2025-2026.
Tờ trình nêu rõ, mục đích ban hành nghị quyết nhằm thực hiện ý kiến gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 17/4, và để tiếp tục quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục và chính sách học đường, bảo đảm chất lượng dạy và học, tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất và toàn diện cho trẻ em.
Hà Nội cho biết, hiện toàn thành phố có 778 trường tiểu học (công lập là 728 trường; tư thục là 50 trường).
Trong đó, có hơn 700 trường tổ chức bán trú, chiếm tỷ lệ hơn 90%.
Toàn thành phố hiện có hơn 763.000 học sinh tiểu học (công lập hơn 703.140 học sinh; tư thục là gần 60.000 học sinh). Trong đó, số học sinh tiểu học ăn bán trú là trên 502.220 học sinh, chiếm 65%; tư thục có gần 60.000 học sinh ăn bán trú, chiếm gần 12%.
Hà Nội dự kiến tỷ lệ học sinh ăn bán trú nếu được nhà nước hỗ trợ bữa ăn sẽ là gần 100%.
Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025-2026 tại Hà Nội vào khoảng 3.063 tỷ đồng (công lập khoảng 2.820 tỷ đồng; tư thục khoảng 240 tỷ đồng) và có khoảng 768.000 học sinh tiểu học được hỗ trợ.
Trong đó, kinh phí cấp thành phố khoảng 8 tỷ đồng; cấp xã, phường khoảng 3.055 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội đánh giá, cấp tiểu học là cấp có số lượng học sinh lớn nhất so với các cấp học còn lại.
Tiểu học là cấp học bắt buộc học 2 buổi/ngày do vậy các nhà trường đều tổ chức ăn bán trú cho học sinh.
Về cơ sở vật chất phục vụ bữa ăn bán trú, cơ bản các nhà trường đều đáp ứng từ phòng ăn, bếp ăn, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức ăn bán trú…
Cấp tiểu học đang trong độ tuổi phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, đòi hỏi năng lượng và dinh dưỡng đầy đủ nên việc tổ chức ăn bán trú cho 100% học sinh tại các nhà trường là cần thiết.
Ngoài ra, học sinh được ăn trưa tại trường, phụ huynh sẽ không phải vất vả đưa đón con giữa buổi, tiết kiệm được thời gian, công sức, từ đó chuyên tâm vào công việc.
(Theo DTO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Từ ngày 15/7, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây gây nắng nóng diện rộng. Hà Nội đầu tuần 26-34 độ C, đến giữa tuần tăng lên 28-37 độ.

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins huấn luyện robot thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật trên bệnh nhân thật với độ thành thạo sánh ngang chuyên gia.

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Đã đến lúc cần phải có một bộ công cụ để kiểm chứng và giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng đối với các sản phẩm "nhà làm" khi lưu hành trên thị trường, bởi một chữ tín là chưa đủ.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

fb yt zl tw