Hà Giang được ví như 'ngọn hải đăng' dành cho khách du lịch toàn cầu

Trong thời gian dài, Hà Giang là một bí mật được giữ kín đối với những du khách thích phiêu lưu.

Theo trang Breaking Travel News, vào tháng 9 năm nay, Hà Giang – một tỉnh cực bắc của Việt Nam - đã vinh dự giành chiến thắng tại hạng mục "Hà Giang - Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á năm 2024" (Asia's Leading Regionnal Cultural Destination 2024).

Hà Giang – một tỉnh cực bắc của Việt Nam.
Hà Giang – một tỉnh cực bắc của Việt Nam.

Sự công nhận này đã đưa Hà Giang lên bản đồ thế giới như một điểm đến du lịch đặc biệt, trong đó nổi bật là nền văn hóa sôi động, cảnh quan tuyệt đẹp và truyền thống dân tộc đã phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ.

Sự trỗi dậy của Hà Giang

Trong quá khứ, cảnh đẹp Hà Giang ví như một bí mật được giữ kín đối với những du khách thích phiêu lưu. Nằm giữa những ngọn núi cực bắc của Việt Nam, nơi đây là sự kết hợp ngoạn mục của những đỉnh núi đá vôi gồ ghề, thung lũng sâu, ruộng bậc thang và những ngọn đồi phủ sương mù.

Ngày nay, vẻ đẹp nguyên sơ và sự giàu có về văn hóa của Hà Giang được ví như "ngọn hải đăng" dành cho khách du lịch toàn cầu đang muốn tìm kiếm trải nghiệm khác biệt.

Theo trang Breaking Travel News, ngược lại với những điểm đến thương mại hóa, Hà Giang đang cố gắng duy trì vẻ đẹp nguyên sơ - một điều hiếm có trong bối cảnh du lịch ngày nay. Vốn dĩ với vẻ đẹp này, cùng với việc bảo tồn các nền văn hóa bản địa, đã đưa nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Bức tranh mang đậm bản sắc văn hóa

Bản sắc văn hóa đa dạng là một trong những đặc điểm nổi bật giúp Hà Giang nổi bật trên bản đồ du lịch thế giới. Tỉnh này là nơi sinh sống của hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số, bao gồm người H'Mông, Tày, Dao và Lô Lô.

Trẻ em vui đùa trên những cánh đồng hoa tam giác mạch.
Trẻ em vui đùa trên những cánh đồng hoa tam giác mạch.

Mỗi cộng đồng này đều duy trì truyền thống, trang phục và lễ hội độc đáo, mang đến cho du khách trải nghiệm phong phú về văn hóa.

Chuyến thăm Hà Giang giúp du khách có góc nhìn thực tế nhất về cuộc sống thường nhật của nhóm dân tộc này. Các khu chợ truyền thống như Chợ Đồng Văn không chỉ là trung tâm thương mại nhộn nhịp mà còn là không gian để mọi người từ nhiều dân tộc khác nhau tụ họp, mặc trang phục truyền thống, chia sẻ đồ thủ công, hàng hóa và ẩm thực địa phương ngon.

Người ta không thể nói về Hà Giang mà không nhắc đến Chợ tình Khau Vai sôi động, được tổ chức hàng năm.

Khâu Vai không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị nhân văn cao đẹp mà còn là nơi ca ngợi mối tình trong sáng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa. Sự kiện này được ví như lễ kỷ niệm tình yêu và truyền thống, thể hiện một khía cạnh của cuộc sống ở Hà Giang có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và cảm xúc.

Đây cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ để bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Cảnh quan hùng vĩ: Một kiệt tác thiên nhiên

Ngoài di sản văn hóa phong phú, vẻ đẹp tự nhiên của Hà Giang mang đến cảnh quan ngoạn mục và hùng vĩ. Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, là một kỳ quan địa chất trải dài trên vùng cao nguyên Hà Giang. Những khối đá vôi đã hình thành trong hơn 400 triệu năm, là một trong những cảnh quan ấn tượng nhất ở Đông Nam Á, tạo nên địa hình khác lạ làm say đắm mọi du khách.

Hà Giang - mùa tam giác mạch.
Hà Giang - mùa tam giác mạch.

Một điểm nổi bật khác là đèo Mã Pí Lèng, thường được ca ngợi là một trong những đèo núi ngoạn mục nhất ở Việt Nam, mang đến tầm nhìn ngoạn mục ra dòng sông Nho Quế quanh co uốn lượn qua những vách đá cao chót vót.

Trong khi đó, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì là minh chứng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên và các nhóm dân tộc địa phương đã thành thạo nghệ thuật canh tác ruộng bậc thang trong nhiều thế kỷ.

Du lịch bền vững và có trách nhiệm

Một phần thành công của Hà Giang nằm ở cam kết phát triển du lịch bền vững. Không giống như nhiều điểm đến khác, cộng đồng địa phương cùng với chính quyền Hà Giang đã nỗ lực đảm bảo phát triển du lịch tôn trọng môi trường và lối sống truyền thống.

Mô hình nhà dân, nơi du khách có thể ở cùng các gia đình địa phương tham gia hoạt động tại các làng dân tộc thiểu số, đã tạo dấu ấn thành công nhất định, giúp du khách vừa có trải nghiệm văn hóa, vừa góp phần hỗ trợ nền kinh tế địa phương.

Cùng với việc tham gia vào du lịch cộng đồng, ngành du lịch Hà Giang đang đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế địa phương, đảm bảo người dân nơi đây qua nhiều thế hệ có thể vừa phát triển vừa duy trì các hoạt động văn hóa.

"Du khách đến tỉnh cực bắc của Việt Nam, Hà Giang, có thể chiêm ngưỡng một số cảnh quan kỳ thú nhất của đất nước. Khám phá những thửa ruộng bậc thang uốn lượn dưới thung lũng và trên các sườn đồi, lái xe dọc theo những con đường quanh co, hiểm trở và ghé thăm các làng dân tộc thiểu số cùng những khu chợ cuối tuần sôi động", trang Breaking Travel News mô tả./.

toquoc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw