Giữ rừng dựa vào cộng đồng

1.jpg

Xã Nậm Xé có hơn 1.700 ha rừng đặc dụng. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương giao cho 4 thôn quản lý, gồm Tu Thượng, Tu Hạ, Ta Náng, Nậm Xi Tan. UBND xã chỉ đạo các thôn thành lập tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng do trưởng thôn làm tổ trưởng. Các thôn họp bàn và thống nhất ban hành các quy định, quy ước, trong đó có mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến công tác giữ rừng ở cộng đồng.

Thôn Ta Náng nhận khoán bảo vệ 533 ha rừng đặc dụng với nhiều hệ động - thực vật phong phú. Thôn đã thành lập tổ bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Ông Phùng Tòn Nhỉ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng thôn Ta Náng cho biết: Tổ bảo vệ rừng thôn với 10 thành viên được chia thành 2 nhóm luân phiên tuần tra rừng. Theo kế hoạch, mỗi nhóm đi tuần 4 buổi/tháng, khi có việc đột xuất sẽ đi tuần cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn.

2.jpg

Trung bình mỗi năm, thôn Ta Náng được chi trả hơn 300 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Ngoài chi cho công tuần tra rừng (khoảng 45% tổng số tiền) thì số tiền còn lại được đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt chung như làm nhà văn hóa, bê tông đường trục thôn, ngõ xóm, các hoạt động chung của thôn... Được hưởng lợi từ rừng, người dân ý thức hơn trong việc giữ rừng, bảo vệ rừng.

Ông Vàng A Tớ, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé cho biết: Hằng năm, xã xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giữa các trưởng thôn với xã và giữa các hộ với thôn, đồng thời kiện toàn các tổ quần chúng bảo vệ rừng; tăng cường phối hợp với Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn phổ biến Luật Lâm nghiệp, các nghị định, chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

4.jpg

Nhờ đó, nhiều năm nay trên địa bàn xã không xảy ra vụ việc xâm lấn rừng, cháy rừng. Không chỉ quản lý, bảo vệ rừng bền vững, ổn định, việc giao khoán bảo vệ rừng còn giúp người dân tận dụng khai thác các loại cây dược liệu, thảo quả dưới tán rừng.

Diện tích rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn nằm trên địa bàn 2 xã Nậm Xé, Nậm Xây và một phần xã Liêm Phú. Khu vực này là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Dao, Tày, Mông với hơn 600 hộ. Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Ban Quản lý Khu Bảo tồn xác định bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước của lực lượng chức năng, thì việc phát huy vai trò của người dân sống gần rừng giữ vai trò quyết định. Chính người dân sống nơi cửa rừng sẽ rõ nhất ai ra, vào rừng hằng ngày, từng biến động của rừng theo mùa, những nguy cơ xâm lấn rừng từ khi manh nha xuất hiện.

3.jpg

Bằng cách giao khoán để người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ việc giữ rừng là sự cộng sinh tốt nhất cho cả hai bên. Theo đó, đơn vị đã xây dựng và tổ chức thực hiện phương án khoán bảo vệ rừng cho 13 cộng đồng thôn với tổng diện tích trên 22.000 ha. Khu bảo tồn đã thành lập 9 tổ bảo vệ rừng chuyên trách, 13 tổ bảo vệ rừng cộng đồng, với tổng số 175 thành viên là người dân bản địa cùng tham gia tuần tra, bảo vệ rừng. Trong năm 2023, đã tổ chức tuần tra bảo vệ rừng 998 cuộc/4.996 lượt người tham gia, qua đó phát hiện và xử lý 5 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tịch thu 1,661 m3 gỗ, thu nộp ngân sách 33,7 triệu đồng.

Ông Lò Văn Ngoan, Trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn cho biết: Việc quản lý, bảo vệ rừng nhờ cộng đồng là một trong những phương thức quản lý hiệu quả mà đơn vị triển khai. Qua thực tế khẳng định các tổ, đội bảo vệ rừng tại cộng đồng đã phát huy hiệu quả là “cánh tay nối dài” của các ngành, các cấp, là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động người dân trong công tác phát triển cũng như quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.

Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt nhiều kết quả. Diện tích rừng được bảo vệ tốt, các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp được phát hiện, xử lý kịp thời. Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cũng như người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng từng bước được nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw