Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Chuyện ở “điểm sáng” biên giới Lũng Pô

Trong chuyến công tác gần đây, chúng tôi có dịp trở lại thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, nơi đầu nguồn biên giới của huyện Bát Xát. Cách đây gần 20 năm nơi đây chỉ có núi rừng hoang vắng, bây giờ là bản làng người Mông, người Dao trù phú, giàu có nhất xã A Mú Sung và dọc dải biên giới của huyện Bát Xát.

z5552997865409-a37af61e94a8ce81bec4d96b1364665b-9967.jpg
Thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung ngày càng khởi sắc.

Lau những giọt mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt đỏ lựng và hai cánh tay cũng đỏ như tôm luộc giữa cái nắng lửa mùa hè, già làng Ma Seo Páo chỉ ra những triền đồi xanh mướt vườn xoài, vườn mít bảo “Vậy mà cũng 18 năm rồi đấy kể từ khi tôi đặt chân đến vùng đất này. Được sự động viên, ủng hộ của tỉnh và của huyện, tháng 11 âm lịch cuối năm 2006, cận kề tết Nguyên đán, giữa mùa đông giá rét, tôi đưa 19 hộ người Mông từ thôn Ngải Thầu, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương chân ướt chân ráo đến Lũng Pô làm lều lán ở tạm. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, đến cuối năm 2007, tất cả các hộ dân trong thôn đã dựng được nhà gỗ và yên tâm lập nghiệp trên vùng đất này.

- Vậy sau 18 năm, Lũng Pô đã thay đổi như thế nào? Tôi hỏi?

Ông Ma Seo Páo chỉ tay về phía những ngôi nhà xây đẹp như những biệt thự giữa núi rừng biên giới, cười nheo mắt: Thôn Lũng Pô giờ có 84 hộ dân người Mông, người Dao, thì có khoảng 60 hộ dân có nhà xây kiên cố, trong đó có hơn chục ngôi nhà xây hai tầng. Vậy mà mấy năm đầu mới về đây, cuộc sống bà con khó khăn lắm, nhà nào cũng trồng ngô, nhưng mãi vẫn không thoát nghèo. Năm 2010, tôi học theo người Mông bên kia biên giới, ươm 10.000 cây chuối giống, nhà trồng 3.000 cây, còn lại vận động bà con cùng trồng. Thời điểm năm 2013, giá chuối lên tới 17 nghìn đồng/1kg, có hộ dân thu được hàng trăm triệu đồng, có tiền xây nhà, mua xe. Diện tích chuối được mở rộng tới gần 100 ha. Đến nay, cây chuối không còn phù hợp, bà con chuyển sang trồng một số loại cây ăn quả như chè, xoài, mít, táo. Thôn Lũng Pô hiện có 20,4ha xoài; 2ha mít; 2 ha cam, táo. Trong đó, 12 ha xoài đã cho thu hoạch.

z5552986847025-1edd2c36fa1f74d4116686d7123293f8-623.jpg
Đồng bào Mông thôn Lũng Pô tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập.

Anh Ma Seo Củi, con trai của ông Ma Seo Páo, nay là Chủ tịch UBND xã A Mú Sung chia sẻ: Từ “điểm sáng” Lũng Pô, bà con các thôn, bản của xã A Mú Sung cũng đã thay đổi tư duy, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển kinh tế. Thực hiện Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy, xã A Mú Sung xác định tập trung phát triển 3 cây, 1 con chủ đạo giúp nhân dân giảm nghèo là: cây chè, cây chuối, cây quế và đàn lợn đen. Hiện nay, xã có 101ha chè; 18ha chuối; 284 ha quế. Ngoài diện tích chè kinh doanh với giống chè kim tuyên là chính, tại thôn Ngải Trồ có rừng chè shan tuyết cổ thụ với diện tích hàng chục ha. Hiện nay bà con đang tiếp tục mở rộng diện tích cây chè để giảm nghèo bền vững.

Khởi sắc vùng đất ven sông Hồng

Đến nhiều thôn, bản giáp sông Hồng trên địa bàn huyện Bát Xát, đặc biệt là các thôn biên giới, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến bản làng đông vui, trù phú, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ngày càng no ấm, yên bình. Tiêu biểu như thôn Tân Tiến (xã Trịnh Tường) nằm ven sông Hồng trở thành vùng trồng chuối, ngô hàng hóa, trồng cây ăn quả như xoài, mít sai trĩu quả. Cách đó không xa, thôn Bản Trang là thôn biên giới của xã Cốc Mỳ cũng đang trở thành vùng trồng dứa rộng khắp với 56 ha bám theo bờ sông. Vụ dứa năm 2024, ước tính năng suất đạt 30 tấn/ha, cao hơn 1,3 tấn so với vụ trước; tổng sản lượng thu hoạch khoảng 400 tấn, với giá bán trung bình 5.000 đồng/kg, nông dân của xã thu về trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2024, xã Cốc Mỳ còn trồng 40ha cây khoai môn, tăng 23 ha so với năm trước, dự kiến thu hoạch 720 tấn củ, đem về nguồn thu đáng kể cho nhân dân.

img-4063-3377.jpg
Niềm vui được mùa lúa của người nông dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát .

Đến thăm thôn Hải Khê, xã Bản Qua, chúng tôi nghe anh Vàng A Cương, dân tộc Giáy, hộ sản xuất kinh doanh giỏi, cũng là người có uy tín của thôn chia sẻ: Trước đây, vùng đất ven sông Hồng đã từng là bản làng đông vui do đồng bào các tỉnh miền xuôi từ Hà Nam, Nam Định lên đây khai hoang, phát triển kinh tế. Sau chiến tranh biên giới năm 1979, Đảng, Nhà nước tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân ra biên giới khai phá đất hoang, xây dựng kinh tế, biến vùng đất đầy rẫy bom mìn, lau lách thành bản làng trù mật. Bà con thôn Hải Khê tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây lúa, cây ngô lên tới 50 -65 tạ/ha; trồng 5,4 ha táo; 1,5 ha cây dưa lưới, dưa lê trong nhà màng. Từ đó, biến dải đất ven sông thành vùng cây ăn quả xanh tốt.

Đến xã Quang Kim là xã “cửa ngõ” của huyện Bát Xát, giáp với thành phố Lào Cai, chúng tôi vô cùng ấn tượng trước những kết quả trong phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng nông thôn mới của xã. Chị Phan Thị Hà, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Quang Kim cho biết: Từ năm 2013, xã Quang Kim đã có 35 mô hình kinh tế trang trại lớn nhỏ sản xuất có hiệu quả. Năng suất lúa bình quân đạt 62,5tạ/ha. Giá trị thu nhập trên 1ha canh tác đạt 86 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân 24,5 triệu đồng/ người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trước khi xây dựng nông thôn mới là 12,84%, sau 3 năm đã giảm xuống còn 0,93%.

1-7714.jpg
Người dân xã Quang Kim phát triển mô hình nuôi cá thịt để nâng cao thu nhập.

Những kết quả đó đã giúp xã Quang Kim làm nên “kỳ tích”, là một trong 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014. Hiện nay Quang Kim đang phát huy thế mạnh, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên của huyện Bát Xát.

Nghị quyết 10 giúp Nhân dân giảm nghèo

Trong những năm gần đây, không chỉ ở vùng đất ven sông Hồng, mà bức tranh nông nghiệp trên địa bàn huyện Bát Xát nói chung đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, việc thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn huyện Bát Xát đã đem lại nhiều kết quả quan trọng. Từ năm 2022 đến nay, được sự hỗ trợ của tỉnh, ngành nông nghiệp huyện Bát Xát đã và đang tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực.

9-1900.jpg
img-5872-4547.jpg
Huyện Bát Xát tập trung phát triển các cây trồng chủ lực ở các xã vùng cao, trong đó có cây ăn quả ôn đới như lê Tai nung.

Trong đó, diện tích cây dứa 61,5ha, cây hoàng sin cô gần 100ha, cây đao riềng trên 162ha, rau an toàn gần 148ha, đã đạt trên 100% so với mục tiêu Nghị quyết; cây quế 3.191ha, đạt 83%; đàn ngựa 2.478 con, đạt gần 50% so với mục tiêu Nghị quyết. Vùng sản xuất, chăn nuôi cá nước lạnh trên 33,2 ha với 201 hộ dân, doanh nghiệp tham gia. Xã Mường Vi xây dựng cánh đồng 1 giống lúa Séng Cù quy mô 165 ha. Huyện Bát Xát hiện có 24 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 01 sản phẩm OCOP 4 sao.

7-6238.jpg
Mô hình trồng rau trái vụ tại xã Y Tý.

Nhìn vào bức tranh nông nghiệp của huyện Bát Xát hôm nay có thể thấy các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn dần hình thành, đem lại những tín hiệu vui. Đặc biệt là giá trị sản xuất trên 1 đơn vị canh tác đạt gần 80 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 36 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm gần 7%, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.

z5920656750418-58efe2ef8f836c4d82906e90612d9515-7810.jpg
4-7558.jpg
Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch là hướng đi mới có nhiều triển vọng giúp Nhân dân vùng cao Bát Xát giảm nghèo bền vững.

Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ gây ra, nhưng huyện Bát Xát quyết tâm phấn đấu hoàn thành xây dựng 21 thôn nông thôn mới và 1 thôn kiểu mẫu; duy trì và mở rộng thêm diện tích, số lượng các cây, con chủ lực đã có, từng bước củng cố và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn gắn với tiêu thụ và chế biến các sản phẩm, giúp nhân dân có cuộc sống thêm ấm no.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw