Giậu hoa râm bụt

LCĐT - Nhà tôi xưa có một giậu hoa râm bụt. Làng tôi xưa hầu như nhà nào cũng có giậu hoa râm bụt. Có lẽ hầu hết các làng thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ xưa thường quen thuộc với những giậu râm bụt.

Những giậu râm bụt làng tôi không biết được trồng từ bao giờ, lấy giống ở đâu, có lẽ nó là loài hoa đẹp nhưng dân dã, khiêm nhường, lại bền bỉ sống nên không mấy ai để ý đến gốc gác cũng như vẻ đẹp của nó, nhưng cả làng tôi ai cũng thích, cũng quý giậu hoa râm bụt nhà mình, nhà hàng xóm.

Giậu hoa râm bụt ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet).

Ngày xưa làng tôi không có thú trồng hoa, hình như cái đói cái nghèo không cho ai màng tới việc hoang phí thời gian, đất cát, sức lực và tiền của vào những loài cây chỉ có vui mắt chứ không no được cái bụng, nhưng với giậu râm bụt lại khác, nó được mỗi nhà yêu quý vì nhiều nhẽ.

Nhẽ thứ nhất là râm bụt được trồng làm hàng rào. Làng xưa dẫu có họ nọ họ kia nhưng dây mơ rễ má thành anh em cả nên nhà nọ nhà kia không ai nỡ rào lối sang nhau bằng bờ rào bằng cây mây cây mái đầy gai, càng không nỡ cách ngăn nhau bằng kín cổng cao tường. Râm bụt là loại cây lành tính, thân không gai nhọn, lá xanh mướt quanh năm, hoa nở từ mùa xuân đến mùa thu, đặc biệt là dễ sống, sống lâu nên hầu như nhà nào cũng lấy giậu râm bụt để đánh dấu lãnh địa của mình. Hàng rào biên giới vừa mềm vừa cứng, rào để cho có rào đó được các nhà thường xuyên cắt tỉa sao cho thành bức tường xanh đầy hoa vuông vắn, đủ để bên này không xâm lấn đất bên kia, bên kia bên này có thể với sang nhau trò chuyện, đủ để mèo, chó, gà chui sang nhau làm bạn, cho trẻ con háo hức với những trò chơi kiếm tìm, đuổi bắt, đánh trận giả, lấy hoa kết tràng đội lên mái tóc.

Nhẽ thứ hai là đưa các nhà qua mùa “giáp hạt rau”. Vùng thuần nông mà nói đến chuyện “giáp hạt rau” nhiều người nghe rất lạ nhưng những ngày của tháng ba ngày tám thời bao cấp, trước bao cấp đói kém, chuyện ruộng đồng ở làng tôi mà có lẽ hầu hết các làng thuộc vùng chiêm trũng mỗi nhà trừ được cấp mấy miếng ruộng phần trăm an ủi, nửa miếng ruộng chân tre, thùng đấu (1 miếng bằng 36 m2) để trồng rau, gieo mạ ra thì tất cả ruộng đất, ao chuôm đều là tài sản của hợp tác xã. Từ đói ăn và để có lương thực làm nghĩa vụ với Nhà nước nên trăm phần trăm ruộng đất của hợp tác và ruộng phần trăm của các nhà đều trồng lúa, trồng khoai, nguồn rau xanh cung cấp cho mỗi nhà chủ yếu là vụ đông. Vậy nên sau tết nhà nào cũng phải tích trữ rau xanh bằng cách mang su hào, rau cải đi nén chum nén vại. Rồi tháng tám nước ngập mênh mông các cánh đồng, trừ các loại lúa mùa nước dâng đến đâu cây cao đến đó thì không loại rau nào ngoi nổi nữa. Những ngày tháng đói rau, dân quê tôi coi là “giáp hạt rau”, ấy giậu râm bụt là cứu cánh cho bữa cơm của mỗi nhà. Những đọt lá non hái không kịp ấy đã làm nhạt đi những miếng su hào nén, quả cà nén mặn đe mặn đót, làm trôi miếng cơm độn sắn độn ngô khô cứng.

Và cái nhẽ thứ ba đó là râm bụt. Người xưa cắt nghĩa râm bụt là nép dưới bóng râm của Bụt, Bụt thương người nghèo khó nên cho con người loài cây này để che chở và chữa bệnh cho con người. Đúng thế, biết bao năm đi qua đời người, những cánh hoa râm bụt đỏ tươi cùng nhụy hoa không chỉ làm vui mắt, an ủi, tiếp thêm sức sống cho những con người vùng quê hiền lành tốt bụng, mà còn cùng những đọt lá non tươi làm ra những bài thuốc dân gian chữa được nhiều loại bệnh cho con người.

Hàng giậu râm bụt nhà tôi đã sống chung với gia đình tôi ít nhất đến tôi là đời thứ ba, tức là cho đến lúc nhà tôi chuyển lên Lào Cai đã có sáu, bảy chục năm. Những “ông, bà râm bụt” xuyên suốt ba thế hệ ấy dường như không biết đến tuổi già. Thân cây dẫu mốc thếch nhưng không sần sùi, gân guốc khoe tuổi như những cây bon sai. Những búp lá năm nào, tháng nào, ngày nào cũng non tươi mơn mởn. Những nụ hoa chẳng kể mưa nắng tối sáng luôn hào phóng tỏa ra năm cánh đỏ tươi hút mắt người, hút ong, hút bướm. Mẹ tôi bảo giậu râm bụt nhà tôi bình thường hoa nở loáng thoáng, hoa nhanh tàn nhưng đúng ngày sinh ra tôi, bờ giậu râm bụt nở ra thành luống hoa đỏ rực. Luống hoa đó đỏ bền bỉ suốt cả tháng tôi khóc rã đề. Hoa an ủi cả nhà tôi khi tiếng khóc làm tôi khản hơi, rã tiếng. Sữa mẹ cho tôi bú có vị của loài hoa mang tính thanh nhiệt, giải sốt, giải độc. Những cánh hoa đỏ tươi giã ra, đắp lên làm cho mụn nhọt trên đầu tôi dần mất hẳn…

Sau này đi nhiều, đọc nhiều, tôi từng biết hoa râm bụt với cái tên Bunga Raya đang là quốc hoa và được in vào đồng tiền của nước Malaysia rộng lớn. Ở Trung Quốc, màu hồng của hoa râm bụt là biểu tượng của sự kiêu kỳ và vẻ đẹp danh tiếng hoặc vinh danh những cá nhân lỗi lạc. Ở Bắc Mỹ, hoa râm bụt có ý nghĩa tượng trưng cho một người vợ hoặc người phụ nữ hoàn hảo… Sự trân trọng loài hoa khiêm nhường của các nước xa xôi làm cho tôi càng nhớ, càng yêu giậu râm bụt nhà mình, làng mình xưa. Bây giờ, theo xu thế đô thị hóa cùng sự phức tạp của xã hội xâm lấn vào bình yên của mỗi nhà nên giậu râm bụt dần nhường chỗ cho những bức tường vô hồn, cánh cổng ngăn cách nhưng mỗi lần về quê cũng như những đêm dài lôi ký ức ra nhấm nháp, trong tôi luôn náo nức với giậu râm bụt mỗi năm bốn mùa xanh, ba mùa hoa nở, mong cho bây giờ góc vườn nhà ai cũng có cây hoa râm bụt tiên bụt ban cho.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

fb yt zl tw