Giao lưu văn hóa thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong 15 năm qua, từ khi Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đến nay, giao lưu văn hóa, nhân văn giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng sâu rộng, nhân dân hai nước ngày càng xích lại gần nhau.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi núi liền núi, sông liền sông, văn hóa tương đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa giữa hai nước. Các bộ phim truyền hình được chuyển thể từ "Tứ đại danh bộ" của Trung Quốc gồm: "Tây du ký", "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy hử" và "Hồng lâu mộng" đã được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.

Chị Nguyễn Quỳnh Mai (26 tuổi, Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) chia sẻ với phóng viên: “Tôi là người Hà Nội, cứ mỗi dịp hè đến, tôi lại xem “Tây du ký”. Tôn Ngộ Không với phép thuật vi diệu, nữ vương của Nữ nhi quốc xinh đẹp... đều là những nhân vật mà tôi rất mến mộ. Hiện nay, nếu có dịp ghé thăm khu phố cổ Hà Nội, bạn vẫn thường xuyên có thể bắt gặp màn trình diễn của Tôn Ngộ Không, thu hút không ít người xem.”

Các sinh viên Việt Nam tham gia trò chơi đoán câu đố tại Chương trình Liên hoan ca nhạc, phim ảnh thanh niên Trung Quốc - ASEAN diễn ra ngày 1-11-2023 tại Trường Đại học Hà Nội.

Các sinh viên Việt Nam tham gia trò chơi đoán câu đố tại Chương trình Liên hoan ca nhạc, phim ảnh thanh niên Trung Quốc - ASEAN diễn ra ngày 1-11-2023 tại Trường Đại học Hà Nội.

Hiện nay, giới trẻ Việt Nam khá yêu thích các bộ phim truyền hình Trung Quốc thuộc thể loại cổ trang và ngôn tình thành thị. Sinh viên Nguyễn Minh Anh (Khoa Đạo diễn, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) cho biết: “Kịch bản phim Trung Quốc hay, sản xuất chất lượng cao. Tôi sắp tốt nghiệp vào năm sau và những bộ phim truyền hình Trung Quốc mang lại cho tôi rất nhiều cảm hứng cho đồ án tốt nghiệp của mình".

Âm nhạc cũng là sợi dây tinh thần kết nối người dân Trung Quốc và Việt Nam. Nhiều bài hát của Trung Quốc đã trở nên thịnh hành tại Việt Nam. Đồng thời, một số ca khúc của Việt Nam cũng đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Trung Quốc.

Kể từ đầu năm nay, lượng khách du lịch qua lại giữa Trung Quốc và Việt Nam liên tục tăng. Ngày 15-3, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, các cô gái địa phương đội nón lá, mặc áo dài truyền thống đứng tặng hoa cho đoàn khách Trung Quốc đầu tiên vào Việt Nam sau dịch Covid-19, người dân tổ chức múa lân chào đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên qua đường bộ đến Việt Nam sau khi Trung Quốc thí điểm khôi phục các tour du lịch ra nước ngoài. Đến cuối tháng 9-2023, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam trong năm nay đã vượt quá 1,12 triệu lượt người...

Ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, du lịch là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác Việt - Trung, ngành du lịch là trụ cột quan trọng của kinh tế Việt Nam, sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc là động lực to lớn thúc đẩy phục hồi kinh tế Việt Nam.

Ngày 15-3-2023, các cô gái Việt Nam tay cầm hoa tươi chào đón du khách Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam).

Ngày 15-3-2023, các cô gái Việt Nam tay cầm hoa tươi chào đón du khách Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam).

Số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại Trung Quốc đang tăng lên qua từng năm, tạo cơ hội cho nhiều bạn trẻ Việt Nam có thể tìm hiểu trực tiếp về lịch sử, văn hóa Trung Quốc. Theo số liệu từ Hội đồng Học bổng Trung Quốc, hơn 23.000 sinh viên Việt Nam đã sang Trung Quốc học tập trong năm học 2022-2023.

Năm ngoái, Trung Quốc công bố sẽ dành cho Việt Nam hơn 1.000 suất học bổng Chính phủ và hơn 1.000 suất học bổng cho giáo viên Trung văn quốc tế trong 5 năm tới. Bà Nguyễn Thị Hồng Nhân, giảng viên Khoa Ngôn ngữ Văn hóa Trung Quốc, Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, hợp tác trong lĩnh vực nhân văn Việt - Trung hiện nay có tiềm năng lớn; tin tưởng rằng hai bên sẽ thúc đẩy hơn nữa giao lưu nhân văn trong tương lai, qua đó tiếp tục làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw