Giải bài toán tăng trưởng dư nợ tín dụng

LCĐT - Theo số liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Lào Cai II, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2021, dư nợ tín dụng trong hệ thống Agribank Chi nhánh Lào Cai II giảm gần 1,5% so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Để đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2021 trên 6% là thách thức không nhỏ đối với Agribank Chi nhánh Lào Cai II.

Là 1 trong 6 chi nhánh trực thuộc, đến thời điểm này, dư nợ tín dụng của Agribank Chi nhánh thị xã Sa Pa đạt hơn 1.000 tỷ đồng, đứng đầu trong hệ thống Agribank Chi nhánh Lào Cai II. Tuy nhiên, lũy kế đến giữa tháng 5/2021, Chi nhánh Agribank thị xã Sa Pa vẫn tăng trưởng âm dư nợ tín dụng và đến cuối tháng 5 bắt đầu có tăng trưởng nhưng không đáng kể.

Giải bài toán tăng trưởng dư nợ tín dụng ảnh 1

Khách hàng đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh Lào Cai II giảm do dịch Covid-19.

Bà Trần Thị Thanh Phương, Giám đốc Agribank Chi nhánh thị xã Sa Pa cho biết: Thời gian từ đầu năm đến giữa tháng 5, hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn do khách hàng có quan hệ tín dụng đều đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng và tác động lớn của dịch Covid-19. Để tăng trưởng dư nợ tín dụng, chi nhánh đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các dự án đầu tư, kinh doanh mới để tăng doanh số cho vay.

Tuy nhiên, không phải chi nhánh nào cũng đạt tăng trưởng dư nợ như Agribank Chi nhánh thị xã Sa Pa. Chính những khó khăn của các chi nhánh đã phản ánh bức tranh tín dụng đơn sắc của Agribank Chi nhánh Lào Cai II. Ông Phan Quang Đạo, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Lào Cai II cho biết: Ngay từ những tháng đầu năm 2021, chi nhánh đã khảo sát, nắm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân, từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở các địa bàn do chi nhánh quản lý với mục tiêu đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, nhất là trong các lĩnh vực đang chiếm tỷ trọng vốn vay lớn như dịch vụ, thương mại, xuất - nhập khẩu, vận tải, nhà hàng, khách sạn, dẫn tới việc hấp thụ vốn chậm, kéo theo dư nợ giảm so với đầu năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù doanh số cho vay của Agribank Chi nhánh Lào Cai II đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước nhưng dư nợ tín dụng giảm gần 1,5% so với đầu năm (giảm 85 tỷ đồng và giảm 125 tỷ đồng so với dự kiến kế hoạch quý II/2021), trong đó dư nợ doanh nghiệp giảm 3%, hộ kinh doanh giảm 2,2%. Về việc không tăng trưởng dư nợ tín dụng so với đầu năm, ông Phan Quang Đạo cho rằng nguyên nhân chính là làn sóng Covid-19 thứ 3 và thứ 4 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động khiến nhu cầu vay vốn giảm. Không ít doanh nghiệp có số vay lớn đã cắt giảm quy mô sản xuất, kinh doanh, đồng thời trả nợ các món vay, dẫn đến dư nợ không tăng. Đặc biệt, trên địa bàn chi nhánh quản lý có 3 đơn vị tiếp giáp biên giới, khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ đối tác kinh doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc. Việc thay đổi chính sách biên mậu của Trung Quốc và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu khiến nhu cầu vốn tín dụng của nhóm khách hàng này giảm gần 150 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.

Để tháo gỡ khó khăn, Agribank Chi nhánh Lào Cai II đã triển khai các giải pháp, chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng, như cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn hoặc giảm lãi vay, ưu đãi lãi suất cho vay (hiện lãi suất cho vay ưu đãi cho bị ảnh hưởng dịch Covid-19 là 4 - 5%/năm đối với vay ngắn hạn và tối thiểu 6,5%/năm đối với cho vay trung hạn, dài hạn), giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đối với các lĩnh vực và ngành nghề chịu tác động theo quy định của Thông tư số 01 ngày 13/3/2020 và Thông tư số 03 ngày 2/4/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của Agribank. Cùng với đó, Agribank Chi nhánh Lào Cai II nâng cao chất lượng phục vụ; tiếp cận, thẩm định giải ngân vốn vay kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể thông qua các tổ vay vốn để nắm và giải ngân vốn vay cho các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, từ ngày 17/5/2021, Agribank Chi nhánh Lào Cai II áp dụng chính sách miễn phí dịch vụ chuyển tiền trong nước, đặc biệt là trên các kênh thanh toán điện tử, thanh toán trong nước không dùng tiền mặt, được khách hàng tin tưởng và ủng hộ sử dụng dịch vụ của Agribank.

“Khi dịch Covid-19 sớm được kiểm soát, cùng với những giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà Agribank đưa ra, có thể nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh tăng trở lại trong 6 tháng cuối năm, tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank Chi nhánh Lào Cai II sẽ tăng và đạt được mục tiêu đề ra”, ông Phan Quang Đạo, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Lào Cai II nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Nhằm kịp thời cảnh báo sớm diễn biến chất lượng môi trường nước nuôi thủy sản và ngăn chặn hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ đạo về việc tăng cường triển khai, thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh, định hướng trong nuôi thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Việt Nam hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Bộ Tài chính nhấn mạnh việc Việt Nam đang chuẩn bị kỹ lưỡng để đón làn sóng đầu tư mới với chiến lược và giải pháp cụ thể. Đặc biệt, việc đón sóng này càng có cơ sở để thực hiện hiệu quả hơn với sự khởi sắc và bứt phá mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025.

fb yt zl tw