Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Giấc mơ phía chân núi

Giấc mơ phía chân núi

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, làng quê yên bình, giàu bản sắc văn hóa, giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của người Tày, Thái dưới chân Pù Tạng, xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) không còn xa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Là vùng đất ven Quốc lộ 279, cách trung tâm huyện Văn Bàn khoảng 19 km về phía Tây Nam, xã Thẳm Dương được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh sắc tươi đẹp như hang Thẩm Hiêm, thác Nậm Miện, cánh đồng Bản Bô, Bản Ngoang, những triền ruộng bậc thang Nậm Miện ngút tầm mắt… cùng nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Thái, Dao được gìn giữ nguyên vẹn. Thẳm Dương rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Trong dòng chảy không ngừng của tiến trình hiện đại hóa, không còn nhiều nơi giữ được nét văn hóa truyền thống giản dị, đặc trưng như ở xã Thẳm Dương. Thôn Bản Bô, thôn Bản Ngoang với nếp nhà sàn truyền thống của người Tày, người Thái xen lẫn màu xanh ruộng đồng, cây cối là bản làng đặc trưng ở Thẳm Dương. Người dân nơi đây sinh sống tập trung với những nếp nhà sàn nép mình dưới chân Pù Tạng (dãy núi có nhiều khe nước nhỏ), nhìn ra cánh đồng lúa xanh mướt, ngút tầm mắt. Cảnh sắc đẹp, yên bình, người dân sống cuộc đời hồn hậu, lạc quan với giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

giacmo2.jpg
Một góc thôn Bản Ngoang, xã Thẳm Dương.

Đến Thẳm Dương, không thể không ghé thăm thôn Bản Ngoang - thôn có nhiều hộ dân tộc Thái sinh sống nhất tỉnh - với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Ông La Văn Thủy, thôn Bản Ngoang tâm sự: Người Thái ở Bản Ngoang còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đời sống và sinh hoạt. Đó là những nếp nhà sàn truyền thống, phụ nữ giữ nghề dệt, thêu trang phục thổ cẩm bằng vải bông nhuộm chàm. Phụ nữ trưởng thành ở Bản Ngoang hầu hết biết thêu khăn Piêu làm nên thương hiệu của dân tộc Thái. Người Thái ở Bản Ngoang còn giữ được các làn điệu dân ca cổ và chơi tính tẩu truyền thống…

Bản Ngoang còn hấp dẫn với các món ẩm thực độc đáo như thịt treo gác bếp, cơm lam, bánh chưng gù, gà bản nướng, cá gập nướng (pa pỉnh tộp), cá moọc… Bản Ngoang cũng nổi danh với cơm nếp xôi, cốm được chế biến từ gạo nếp đặc sản “Khẩu Tan Đón” đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Điểm khác biệt của người dân tộc Thái ở Bản Ngoang là trong quá trình sinh sống lâu đời, nét văn hóa của người Thái có sự giao thoa văn hóa với người Tày.

"Chúng tôi mong được hỗ trợ phát triển bản làng trở thành điểm du lịch cộng đồng để có thể giới thiệu bản sắc văn hóa của người Thái xã Thẳm Dương đến du khách trong và ngoài tỉnh".

Ông La Văn Thủy, thôn Bản Ngoang.

Kỳ vọng về việc phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng thể hiện qua việc người dân nơi đây hằng ngày tích cực vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Người dân Bản Ngoang muốn xây dựng cảnh quan làng bản “đẹp không góc chết”, để du khách ghé qua chỉ cần đưa máy lên là có thể lưu lại những bức ảnh ưng ý nhất. Những hộ như ông La Văn Thủy đã đầu tư tu sửa nhà cửa, sẵn sàng biến nhà ở thành homestay phục vụ du khách có nhu cầu lưu trú qua đêm.

giacmo3.jpg

“Mở đường” phát triển du lịch cộng đồng, năm 2022, anh Nguyễn Hữu Chính, thôn Bản Bô đã mạnh dạn đầu tư homestay. Anh Chính cho biết: Trong quá trình công tác, được đi nhiều nơi và thấy cảnh sắc quê hương tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa, tôi đã quyết định mở homestay. Mặc dù mới mở nhưng quảng bá qua mạng xã hội, homestay của gia đình đã đón 45 lượt khách lưu trú, trong đó có 5 lượt khách quốc tế.

“Với cơ sở khác thì 45 lượt khách không thể hiện điều gì nhưng với chúng tôi đó là thành công bước đầu để có thể tự tin phát triển, thu hút khách trong tương lai”.

Anh Nguyễn Hữu Chính, thôn Bản Bô.

Cũng với mong muốn biến những làng bản của địa phương trở thành điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết về xây dựng, phát triển văn hóa phi vật thể các dân tộc trên địa bàn xã giai đoạn 2023 - 2025, làm nền tảng thúc đẩy phát triển du lịch. Chính quyền phối hợp với các đơn vị chuyên ngành khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Trên địa bàn xã, ngoài homestay của gia đình anh Chính, hiện có một doanh nghiệp đã khởi động dự án đầu tư về du lịch sinh thái.

giacmo4.jpg

Ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Thẳm Dương cho biết: Thẳm Dương không thiếu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng. Chúng tôi đang tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư để tập trung nguồn lực phát triển du lịch, biến giấc mơ của người dân trở thành sự thật, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Có lẽ phải tới 90% diện tích đất tại Dìn Chin (Mường Khương) là đất dốc bám vào sườn núi. Trên lưng trời cao vời vợi, những đỉnh núi xô vào nhau hình thành từng nếp gấp, xen kẽ với các bản làng. Những nếp nhà nhỏ ôm lấy mảnh đất nghèo, kiên trì bám trụ, tin vào ngày mới ở tương lai không xa.

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Những ngày bắt đầu vào nghề báo, tôi cũng đã từng cuốn theo suy nghĩ phải cố gắng đi tìm những điều bất ổn trong cuộc sống, bởi đó là những thứ bạn đọc đang chờ đón, nhưng ngẫm lại, ai trong chúng ta chẳng mong muốn thấy những điều tốt đẹp và tôi tự hỏi mình tại sao không đi tìm và lan tỏa những giá trị ấy.

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Không gian chật hẹp, hệ thống điện không đảm bảo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà thấm dột... Đó là tình trạng chung của những khu nhà tập thể cũ của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) tại phường Pom Hán (thành phố Lào Cai).

Trở lại Tổng Kim

Trở lại Tổng Kim

Người Mông sau những cuộc di cư đã chọn mảnh đất lành này làm nơi trú ngụ, qua bao thế hệ, họ sống thuận hòa với người dân bản địa và trở thành một phần của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Từ bỏ cuộc sống du canh du cư, với sự cần cù, chịu khó họ đang viết tiếp những câu chuyện trên hành trình dựng xây cuộc sống mới.

Bởi trà mà thanh tâm

Bởi trà mà thanh tâm

“Bởi duyên mà nhân tụ, bởi trà mà thanh tâm, hòa hợp ắt sinh sôi”, đó là triết lý mà Tiên Thiên trà muốn gửi đến những người đam mê trà.

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Tháng 6! Nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng lúa chín vàng ruộm của thôn vùng cao Tòng Xành (xã Cốc San, thành phố Lào Cai) từ sáng sớm đã vang tiếng nói cười. Hôm nay, cánh đồng rộng lớn rộn ràng hơn hẳn khi có sức trẻ "áo xanh tình nguyện" phối hợp giúp nông dân gặt lúa. "Đội nắng" giúp nông dân gặt lúa là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Lào Cai triển khai trong Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Buổi chiều tháng 5 ở Sa Pa, trời vẫn còn se lạnh. Những con đường xuống bản như bị “nuốt chửng” dưới màu bàng bạc của sương mù và mưa. Trên các cung đường vẫn có từng nhóm người đi bộ, đa phần là du khách nước ngoài. Vẫn trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, chiếc túi thổ cẩm bên hông, những phụ nữ Giáy, Mông đưa khách phương xa tới khắp các thôn, bản.

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng và hạ tầng kết nối: Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Cùng với khèn, gậy sênh tiền cũng là một trong những nhạc cụ đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Mông. Điệu múa gậy sênh tiền với nhịp điệu, âm thanh độc đáo vẫn được người Mông vùng cao Lào Cai gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Kỷ niệm 75 năm Ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4/1948 – 27/4/2023) Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Mùa đi đón cơn mưa

Mùa đi đón cơn mưa

Những tiếng  sấm ùng oàng, những hạt mưa lách tách về đêm báo hiệu mùa mưa đã đến và nông dân lại tất bật chuẩn bị vào mùa làm đất cấy lúa, cả thiên nhiên lẫn con người như hòa cùng một nhịp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mùa vụ mới.

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Sau nhiều năm khảo nghiệm, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã gieo ươm thành công giống vân sam Fansipan - loài cây có tên trong Sách đỏ thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu mở ra tín hiệu vui để nhân rộng loài cây này, gìn giữ cho muôn đời sau.

fb yt zl tw