Gia vị đặc biệt của phở Việt

Trong bí quyết nấu phở của các nghệ nhân làng phở Vân Cù (Nam Định) có một thứ gia vị không thể thiếu được là nước mắm. Mắm ngon, cùng với các gia vị đúng chuẩn sẽ tạo nên món phở ấn tượng đối với bất kỳ thực khách nào.

img-0221.jpg

Nghệ nhân Cồ Hữu Nghi, năm nay 71 tuổi, là cháu họ của cụ nghệ nhân Cồ Hữu Tặng, hay gọi là phở cụ Tặng, là một trong những người thuộc thế hệ thứ hai của nghề phở Vân Cù.

Ông Nghi là người nắm giữ rất nhiều bí quyết trong nghề phở, và những bí quyết ấy đã theo chân ông đi khắp nơi, và sau này là theo chân các con, cháu ông, những thế hệ sau đem phở Nam Định đi khắp mọi vùng miền, thậm chí cả ra nước ngoài.

Ông Cồ Hữu Nghi cho biết, hiểu thành phần quan trọng của món ăn “quốc hồn, quốc túy” này là nước dùng, bánh phở và thịt. Trong đó, gia vị thêm nếm vào nồi nước dùng chiếm vị trí quan trọng để tạo nên hồn cốt phở mỗi vùng, miền, không chỉ mang đến sự khác biệt mà còn là điểm nhấn khó quên về hương vị.

Để có nước dùng phở ngon, nhất là với phở bò, bên cạnh chất lượng của loại bò, độ tuổi của bò, cách lọc thịt, mỡ và biện pháp xử lý giảm mùi gây và thời gian ninh xương cần thiết để đạt được độ béo, ngậy, ngọt thì điều làm nên hương vị phở ấn tượng và mấu chốt chính là gia vị.

Các nghệ nhân đã thống kê có đến bảy loại gia vị, trong đó có cả các vị thuốc bắc: gừng, quế, thảo quả, hành tím… để có được hương vị tốt nhất. Làm được như vậy còn phụ thuộc khả năng, kinh nghiệm, cách thức gia truyền ở từng người nấu phở, cách họ xử lý phù hợp, cân bằng được mỗi vị.

Với ông Nghi cũng như nhiều nghệ nhân nấu phở, bí quyết chính của một nồi nước dùng ngon, ngọt chính là từ một nguyên liệu không thể thiếu là nước mắm. Để phở đậm đà, chuẩn vị không thể thiếu nước mắm và lựa chọn được nước mắm cùng nồi nước cốt xương sẽ mang tới sự thành công của một nồi nước dùng.

Với nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định, bí quyết thơm, ngon của phở Nam Định chính là có thêm nước mắm. Theo nghệ nhân, nước mắm được khử mùi tránh độ nồng, được gia giảm phù hợp, tạo vị ngọt cho nước dùng, sẽ làm hài lòng những người khó tính nhất.

Nước mắm cũng là thứ gia vị đặc biệt riêng có của người Việt, được sử dụng từ lâu đời và là gia vị gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của món phở, một phần hồn cốt của phở Việt.

Theo các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực, nước mắm tạo vị mặn, ngọt tự nhiên cho nước dùng, làm nổi bật hương vị của thịt và các gia vị khác. Mùi thơm tự nhiên của mắm hòa quyện giúp phở có hương vị đặc trưng khó quên và nước dùng trong, thanh hơn, nhưng cái giỏi của người nấu là biết nêm nước mắm vào giai đoạn nào để giữ được hương vị của nó.

Nghệ nhân Cồ Năng Vân ở làng Vân Cù, cũng ngoài 70 tuổi, gia đình đã theo nghề phở đến đời thứ 4. Ông Cồ Năng Vân cho biết, bí quyết làm nên vị đậm đà nhưng vẫn ngon ngọt của nồi nước dùng phở là nước mắm. Với những người làm nghề phở kỹ tính, họ phải đích thân tự tay chọn nước mắm phù hợp để nêm nếm cho ra nồi nước dùng hợp lý nhất, phù hợp với khẩu vị của số đông thực khách, tạo nên sự khác biệt.

“Nước mắm là nét đặc trưng chung nhất của phở Vân Cù, Nam Định. Độ mặn, độ ngọt phải vừa phải. Quá lên một chút cũng không được, mà thiếu đi một chút lại thành nhạt nhẽo” - ông Cồ Năng Vân nói.

“Việt Nam có nhiều vùng sản xuất nước mắm phù hợp với nước dùng phở. Và mỗi một nghệ nhân nghề phở, hoặc một “dòng” phở của mỗi gia đình luôn chỉ dùng một loại nước mắm duy nhất để nấu nước dùng. Có hôm hết nước mắm, mua không kịp, chúng tôi ‘đánh liều’ nêm loại mắm khác mà khách ăn tinh vẫn nhận ra” - ông Năng Vân kể lại.

Với các nghệ nhân làng phở Vân Cù, phở cũng là món ăn đặc biệt hội tụ tinh hoa của những sản vật từ vùng đất quê hương. “Chúng tôi lựa chọn chủ yếu là các sản vật gắn bó với quê hương, từ xương bò, thịt, gạo, cho đến các loại gia vị…, và đặc biệt là nước mắm. Những thứ tinh hoa của sản vật Việt Nam sẽ cho ra món ăn tinh hoa” - nghệ nhân Cồ Hữu Nghi nói.

Phở không chỉ là món ăn được ưa thích của người dân Việt Nam mà còn chinh phục được đông đảo thực khách thế giới và như một “đại sứ” góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam đến bạn bè quốc tế, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của nước mắm- loại gia vị “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành giới thiệu bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” được trao giải thưởng nhà nước.

Người ghi sử bằng khoảnh khắc

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm ảnh 'để đời' mang tính lịch sử và giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng hòa bình.
Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Tất cả những gì Khiết hái lượm được, anh chọn lọc lấy cái tinh túy nhất để lột xác, để hóa thân vào trang giáo án, vào những bài báo, vào những áng văn, dâng cho đời ngào ngạt những hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là lẽ sống của nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết.

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Việt Nam đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban Liên chính phủ Công ước tại Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đây là lần thứ 3 Việt Nam trúng cử vị trí này.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tối 20/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ((21/6/1925 - 21/6/2025) mang tên “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) mở ra không gian tri ân sâu sắc và đầy cảm xúc dành cho những người làm báo cách mạng qua các thời kỳ.

fb yt zl tw