Giá điện ở một số nước thuộc Liên minh châu Âu xuống mức âm

Năng suất các nguồn năng lượng tái tạo tăng và nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát thấp đã khiến giá điện ở một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) giảm xuống mức âm.

Đường dây tải điện ở Sloka, gần Riga, Latvia.

Đường dây tải điện ở Sloka, gần Riga, Latvia.

Báo The Guardian ngày 29/5 cho biết, tại một số quốc gia thành viên EU, giá điện giảm xuống mức âm trong ngày do năng suất các nguồn năng lượng tái tạo (RES) tăng và nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát thấp trong bối cảnh thời tiết dễ chịu.

Giá điện giảm xuống mức âm khi dư thừa tài nguyên trên thị trường. Điều này là do năng suất cao của các nhà máy năng lượng mặt trời, gió và thủy điện (HPP).

Năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu, song điện năng do chúng tạo ra không thể lưu trữ cho tương lai.

Trong những trường hợp như vậy, các công ty điện trả thêm tiền cho người tiêu dùng khi sử dụng tài nguyên để tránh làm quá tải hệ thống.

Sau khi cơn bão lớn quét qua các nước Trung và Tây Bắc Âu, thời tiết nắng ấm dẫn đến dư thừa năng lượng mặt trời trong khu vực này.

Trong khi đó, ở Phần Lan, tuyết tan đã làm ngập các con sông, thuận lợi cho việc sản xuất điện. Theo dự báo thời tiết, thời tiết này sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần nữa.

Trong tháng 5, các nhà phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự đoán rằng, đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ vượt quá đầu tư cho khai thác dầu mỏ.

Theo họ, cứ mỗi USD đầu tư cho khai thác nhiên liệu hóa thạch thì có gần 1,7 USD được chi cho việc sản sinh năng lượng tái tạo.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw