Gây tai nạn rồi bỏ chạy, bị xử lý như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp người lái xe sau khi gây tai nạn giao thông đã bỏ bỏ chạy, để mặc nạn nhân tại hiện trường, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Mới đây nhất, ngày 8/5, ông Nguyễn Văn Đ - nguyên Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình khi điều khiển ô tô Toyota Altis BKS 29A-995.83 đã va chạm với 1 xe đạp trên đường Trần Thủ Độ, phường Tiền Phong, TP Thái Bình khiến người điều khiển xe đạp tử vong. Sau đó, ông Điều bỏ chạy rồi lại đâm vào 1 xe máy khác khiến người lái xe ngã xuống đường bị thương. Khi định chạy vào khu công nghiệp Phúc Khánh, bị bảo vệ đóng cổng nên xe đâm vào cổng sắt rồi dừng hẳn. 19 ngày sau khi Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Văn Đ gây tai nạn giao thông chết người rồi bỏ chạy, Công an tỉnh sáng nay khởi tố vụ án.

Luật sư Hoàng Trọng Giáp, giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp, giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa.

Theo Luật sư Hoàng Trọng Giáp, giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, đối với hành vi người gây tai nạn rồi bỏ mặc nạn nhân trên đường có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ; Cụ thể về xử lý hành chính tại khoản 8 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt từ 16.000.000 – 18.000.000đ trong trường hợp gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Ngoài ra, người gây tai nạn cũng có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 260 của BLHS 2017 sửa đổi đối với các hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ: “Với hành vi lái xe gây tai nạn chết người sau đó bỏ chạy, trốn tránh trách nhiệm, đây là một hành vi vi phạm pháp luật, một tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại điểm C khoản 2 điều 260 BLHS năm 2015 về tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ, nếu bị quy kết trách nhiệm người phạm tội có thể bị xử phạt tối đa là 10 năm tù.” – Luật sư Giáp nhấn mạnh.

Trong trường hợp người gây tai nạn bỏ chạy, sau một thời gian ngắn quay lại đầu thú, Luật sư Hoàng Trọng Giáp cho biết, đây có thể coi là một tình tiết giảm nhẹ: “Nếu vì một lý do nào đó người vi phạm bỏ chạy, chưa nhận thức được hành vi của mình, nhưng trong một thời gian ngắn quay lại đầu thú thì đây có thể coi là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 điều 51 BLHS hiện hành, cụ thể khi quyết định hình phạt, tòa án có thể coi đầu thú hoặc các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải được ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án".

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp lái xe đã bỏ chạy khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn. Dưới góc độ tâm lý, đây là biểu hiện của trạng thái tinh thần hoảng loạn khi gặp những sự cố ngoài tầm kiểm soát. Dưới góc độ pháp luật, các trường hợp lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn là do quá sợ hãi, muốn trốn tránh trách nhiệm pháp luật từ hành vi gây tai nạn của mình. Tuy nhiên, dù là lý do gì, việc bỏ chạy khỏi hiện trường là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ của sự việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.

VOV

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tỉnh Lào Cai có mạng lưới sông, suối dày đặc, hoạt động tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại đang là nhận thức của một số người dân về trật tự, an toàn giao thông đường thủy còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, nhất là khi mùa mưa lũ đang đến gần.

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp, kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sáng sớm 27/6 có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm. Các địa phương có mưa rất to như thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và Mường Khương gây ngập úng, sạt lở nhiều tuyến giao thông.

Cán bộ Đội CSGT số 3, phòng CSGT, Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến địa bàn phụ trách.

Không gián đoạn, không bỏ trống địa bàn

Từ ngày 1/3/2025, cơ cấu tổ chức bộ máy của lực lượng công an toàn quốc đã không còn tổ chức công an cấp huyện. Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), không làm gián đoạn hoạt động, không bỏ trống địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường bố trí lực lượng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa bàn.
Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa trên hồ Thác Bà.

Gỡ khó cho phương tiện thủy

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 452 phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa, trong đó có 259 phương tiện loại nhỏ, gắn động cơ có công suất thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân; 193 phương tiện thuộc diện đăng ký, đăng kiểm (166 phương tiện đang hoạt động, 27 phương tiện dừng hoạt động).
fb yt zl tw