Gặp ở Ðiện Biên

Cùng hàng nghìn người dân đất Việt, chúng tôi - những người làm báo Đảng các tỉnh phía Bắc được trở lại Điện Biên đúng vào mùa hoa ban nở. Thời gian này, tỉnh Điện Biên đang bận rộn với nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và đón các đoàn khách đến tham quan.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ - địa chỉ hấp dẫn du khách đến tham quan.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ - địa chỉ hấp dẫn du khách đến tham quan.

Cảm nhận đầu tiên trong cuộc hành trình về nguồn là sắc màu hoa ban rực rỡ, nở trắng tràn khắp núi rừng chào đón chúng tôi suốt dọc các tuyến đường nối dài một vùng Tây Bắc. Đối với những người chỉ biết đến loài hoa ban qua sách vở, thi ca thì đây quả là một “bữa tiệc” phong cảnh tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng, có thể thỏa thích chiêm ngưỡng, ghi lại mọi hình ảnh vào ống kính. Một đồng nghiệp nữ trẻ đã không giấu nổi cảm xúc òa lên khi bắt gặp những rặng hoa ban khoe sắc ngay trước mắt, chạy vội tới hít hà hương ban ngào ngạt, ngắm nghía rất lâu rồi nâng niu cánh hoa như muốn thu nhận được hết vẻ đẹp của loài hoa đã tạo nên “thương hiệu” cho núi rừng Tây Bắc. Lật giở trang lịch sử cách mạng, ai cũng biết, loài hoa này gắn liền với đường hành quân của bộ đội và thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 60 năm. Vì thế, hoa ban được coi như một nhân chứng lịch sử và đi vào những tác phẩm văn học - nghệ thuật cách mạng. Cầm trên tay chùm hoa phơn phớt trắng, tôi chợt bật lên lời bài hát “Hoa ban” của tác giả Quang Minh: “Vẫn còn nguyên trong ba lô chiếc áo trấn thủ/Vẫn còn nguyên trong trang thơ, nhành hoa ban ép vội/Cho tôi mơ, cho tôi sống những ngày Điện Biên năm xưa/Cho tôi yêu, cho tôi hát những lời Điện Biên hôm nay/Cha tôi thường kể lại thay những chuyện đêm khuya...!”.

Câu hát đưa chúng tôi về với những trang sử hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Dường như, khi đặt chân lên vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc mang tên Điện Biên, trong mỗi chúng tôi, ai cũng trào dâng một cảm xúc khó tả. Đó có lẽ là niềm tự hào xen lẫn nỗi xúc động nghẹn ngào. Mỗi quả đồi, từng thước đất hay một vạt rừng xanh nơi đây đều gắn với những chứng tích của một trận chiến Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc Việt Nam . Hòa trong dòng người trở về Điện Biên, chúng tôi đã thăm nhiều di tích lịch sử nằm trên khu vực lòng chảo thuộc địa phận thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, thế hệ những người lính tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa dù sống trở về cũng đã người còn, người mất nhưng đồi Him Lam, đồi A1, hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp, đặc biệt là rừng Mường Phăng, khu vực chỉ huy chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam...vẫn còn đây. Tất cả là sự minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của trí tuệ, tinh thần đoàn kết, yêu độc lập, tự do nhân dân Việt Nam .

Trong hành trình về nguồn, điểm đến đầu tiên của chúng tôi là Nghĩa trang liệt sỹ Him Lam, một trong 4 nghĩa trang liệt sỹ của Điện Biên Phủ. Hiện nay, có gần 6.000 liệt sỹ được quy tập và yên nghỉ tại các nghĩa trang: A1, Him Lam, Độc Lập, Tông Khao. Các nghĩa trang liệt sỹ ở Điện Biên Phủ được coi là những công trình của “trái tim” đến với “trái tim” - nơi khắc ghi trang sử hào hùng và bi tráng của lịch sử, là hiện thân về sự hy sinh của thế hệ cha anh vì nền độc lập. Trong tiếng nhạc bi hùng và khói hương nghi ngút, ai cũng rưng rưng nước mắt, kính cẩn nghiêng mình thắp nén nhang cho những người nằm xuống. Tôi và các đồng nghiệp không ai bảo ai nhưng đều nâng nhẹ bước chân trên đám lá vàng khô, như sợ đánh thức giấc ngủ của những người lính đã hy sinh vì đất nước.

Lãnh đạo, phóng viên báo Đảng các tỉnh phía Bắc viếng Nghĩa trang liệt sỹ Him Lam.

            Lãnh đạo, phóng viên báo Đảng các tỉnh phía Bắc viếng Nghĩa trang liệt sỹ Him Lam.

Tại thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi gặp những đoàn cựu chiến binh từ các tỉnh xa xôi dưới đồng bằng và phía Nam Tổ quốc đã vượt qua chặng đường dài để đến với Điện Biên, có người đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm”, trên ngực áo đỏ thắm những tấm huân chương lấp lánh. Mặc dù, đường lên đỉnh đồi A1 đã được chỉnh trang, nhưng vẫn khúc khuỷu, dốc đứng, khi nhìn thấy chữ A1 bằng bê tông dựng trên đỉnh đồi, bước chân của những người lính già dường như phấn chấn, nhanh nhẹn hơn, ánh mắt họ lấp lánh niềm tự hào. Họ nhìn ngắm, tỉ mẩn sờ vào từng gờ đá trên đường hào, hầm trú ẩn của quân địch và rôm rả hồi tưởng lại cuộc chiến. Qua lịch sử, thế hệ chúng tôi hiểu được, trận đánh đồi A1 là trận đánh quan trọng trong giai đoạn 2 và 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là trận chiến đấu gay go quyết liệt nhất trong toàn Chiến dịch Điện Biên Phủ, với số bộ đội thương vong cũng là cao nhất. Đứng trước ngôi mộ của 4 chiến sỹ thuộc Đại đoàn 316 và 308 đã hy sinh rạng sáng 1/4/1954, những người đã có công lớn giúp quân ta tiêu diệt cứ điểm đồi A1, chúng tôi lặng đi khi thấy những cựu binh ngồi xuống lẩm nhẩm điều gì như đang tâm sự với những đồng đội nằm sâu trong lòng đất mẹ nhiều thập niên qua. Dưới chân đồi kia, nghĩa trang A1 giữa những rặng cây xào xạc lá bay, hàng nghìn chiến sỹ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã nằm xuống trong trận chiến. Họ đã đổ máu, nằm đây ngay trong lòng thành phố cho một vùng Tây Bắc hồi sinh, đang phát triển từng ngày.

Nhìn lên cao xanh, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên hiên ngang trong nắng mới. Hằng ngày, từng đoàn người vẫn vượt qua dãy bậc thang cao ngất lên đây chiêm ngưỡng công trình này. Từ chân Tượng đài phóng tầm mắt ra xa, thành phố Điện Biên Phủ sầm uất, sôi động. Cánh đồng lúa Mường Thanh xanh rười rượi, có dòng Nậm Rốm uốn quanh, tạo nên một khung cảnh thật thanh bình, trù phú. Chúng tôi thấy rất nhiều người dân Điện Biên từ các huyện cũng về tham quan trong những bộ quần áo truyền thống rất đẹp. Đối với họ, sau những ngày làm ruộng, nương vất vả, được về thành phố thăm các di tích lịch sử là một món quà quý giá. Tranh thủ ngày nghỉ, nhiều học sinh đã chọn di tích này làm điểm đến trong buổi dã ngoại. Một học sinh của Trường THCS Thanh Hưng (Điện Biên) rất hào hứng khi trở thành “hướng dẫn viên” cho du khách. Em bảo: “Chúng cháu rất vui vì quê hương mình được nhiều người biết đến nhờ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau này, cháu sẽ cố gắng học môn Lịch sử, nhất là lịch sử của Điện Biên Phủ để có thể giới thiệu cho du khách được nhiều hơn về quê hương”.

Cụ Đôi (thứ 3 từ trái sang) - người liên lạc của Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đang giới thiệu về bức ảnh cụ chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cụ Đôi (thứ 3 từ trái sang) - người liên lạc của Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đang giới thiệu về bức ảnh cụ chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 35 km, nhưng Mường Phăng (thuộc huyện Điện Biên) - một trong những khu di tích du khách không thể bỏ qua trong hành trình về chiến trường xưa. Đây chính là nơi Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ họp bàn tác chiến, cũng là chỗ ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong khu rừng nguyên sinh, đóng dọc theo con suối nhỏ chạy quanh dưới chân núi Pú Đồn, được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau, có hầm hào, lán trại thuận tiện, vừa phù hợp với tốc độ làm việc, vừa bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối. Khu di tích này hiện đã được tỉnh Điện Biên trùng tu để bảo vệ, gìn giữ phục vụ khách tham quan. Cảnh vật vẫn như còn nguyên vẹn khi từng khúc gỗ, tảng đá, bàn làm việc đều được mô phỏng lại. Chúng tôi bùi ngùi bước vào căn hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, càng cảm phục sự tài ba của vị tướng tài bao nhiêu, càng thương tiếc bấy nhiêu khi hiểu rằng Đại tướng không còn về được dự lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những đứa trẻ Mường Phăng sinh ra sau nửa thế kỷ, dù chưa gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bao giờ, nhưng kể vanh vách cho du khách từng vị trí của khu di tích, những câu chuyện về tướng Giáp và cả lễ tang của ông. Điều làm chúng tôi khá bất ngờ là đám trẻ ở Mường Phăng rất lễ phép và hiếu khách. Suốt dọc tuyến đường, đâu đâu chúng tôi cũng được nghe tiếng chào hỏi của bọn trẻ. Trong chuyến đi này, chúng tôi thật xúc động khi tình cờ được gặp cụ Lò Thị Đôi, người liên lạc của Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Cụ Đôi kém tướng Giáp 3 tuổi, năm nay đã trên 100 tuổi. Không nói tiếng Kinh được nhiều, cụ chỉ biết ôm tấm ảnh chụp chung với tướng Giáp trong dịp Đại tướng lên thăm Mường Phăng nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nói với chúng tôi rằng: “Ông Giáp coi bà như em gái, đã động viên bà tham gia cách mạng, tham gia công tác phụ nữ và còn mời bà về thăm ở thủ đô. Ngày được tin tướng Giáp mất, bà khóc nhiều lắm, nhưng bà già quá rồi không thể về viếng được, chỉ biết nhìn lên rừng Mường Phăng và cầu chúc cho Đại tướng yên nghỉ. Người dân Mường Phăng không bao giờ quên Đại tướng”.

Chia tay già Đôi, chia tay “rừng tướng Giáp”, chúng tôi vẫn còn nghe lời nhắn nhủ với theo của già: “Hãy cố gắng công tác thật tốt các con nhé, cho xứng đáng với tướng Giáp, với Chiến thắng Điện Biên Phủ!”. Vậy là đã 60 năm kể từ mốc son chói lọi ấy, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn là niềm tự hào của người Việt Nam . Cuộc sống nơi đây đã có nhiều đổi thay, cho dù còn bộn bề khó khăn, nhưng các dân tộc tỉnh Điện Biên có quyền tự tin, coi giá trị lịch sử là sức mạnh để vững bước đi lên. Chúng tôi cũng luôn giữ trong mình niềm tự hào thiêng liêng ấy.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức gần 150 hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, phụ nữ tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổ chức gần 150 hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, phụ nữ tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Thực hiện Kế hoạch của Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, phụ nữ tham gia góp ý về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hai giảng viên Trường Chính trị tỉnh được vinh danh tại Hội thi Giảng viên giỏi toàn quốc lần thứ IX

Hai giảng viên Trường Chính trị tỉnh được vinh danh tại Hội thi Giảng viên giỏi toàn quốc lần thứ IX

Từ ngày 19/5 - 21/5, tại Trường Chính trị Tô Hiệu (thành phố Hải Phòng), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ IX năm 2025. Trường Chính trị tỉnh Lào Cai có 2 giảng viên tham dự hội thi và đều được vinh danh.

Thông cáo đặc biệt

Thông cáo đặc biệt

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Lào Cai: 12/12 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý, sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Lào Cai: 12/12 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý, sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành Công văn số 823/CV-NV ngày 12/5/2025 chỉ đạo, quán triệt, hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đến các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận Nghị quyết về miễn học phí tại các cơ sở giáo dục

Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận Nghị quyết về miễn học phí tại các cơ sở giáo dục

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 22/5 Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thống nhất đề cương xây dựng Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thống nhất đề cương xây dựng Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 21/5, tại Lào Cai, bộ phận soạn thảo Tổ Biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức họp để thống nhất hoàn thiện đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Hơn 9.200 ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trong hệ thống mặt trận

Hơn 9.200 ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trong hệ thống mặt trận

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 47/KH-MTTQ ngày 7/5/2025 về việc tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đồng thời, phân công rõ trách nhiệm MTTQ từng cấp, từng tổ chức thành viên, bảo đảm tính đồng bộ trong triển khai thực hiện.

fb yt zl tw