Người dân mua xăng, dầu tại một điểm kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Tuy nhiên, vẫn còn 10 cửa hàng chưa thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng là do cửa hàng được bố trí tại một số địa bàn vùng xa chưa thực hiện, chiếm 0,06%. Cũng so với thời điểm công bố trước đây, hiện có một số cửa hàng đã bị đóng cửa hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
Theo Tổng cục Thuế, căn cứ Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đối với quy định về hóa đơn điện tử (của hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cục thuế đẩy mạnh tham mưu và sự phối hợp chỉ đạo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Tài chính phân công nhiệm vụ chi tiết cho các đơn vị; trong đó, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện các giải pháp tại địa phương phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành công văn gửi các bộ, ngành liên quan đề nghị quan tâm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn, các đơn vị thuộc và trực thuộc tại trung ương và địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan thuế tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
Tổng cục Thuế cũng ban hành các công văn chỉ đạo Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy triển khai phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Bên cạnh đó, thực hiện ngay việc tham mưu Ủy ban Nhân dân chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại địa phương chủ động phối hợp với cơ quan thuế quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả yêu cầu các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
Ông Mai Sơn, Phó Tổng trưởng Tổng cục Thuế cho biết, tại từng địa phương, cơ quan thuế chủ trì tham mưu UBND chỉ đạo và chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan thực hiện các giải pháp như đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền (phát thanh, truyền hình, mạng xã hội chính thống,...) đến người nộp thuế quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ và lợi ích của việc phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa.
Ngoài ra, tổ chức hội nghị trao đổi, làm việc với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, doanh nghiệp cung cấp giải pháp để chia sẻ kinh nghiệm đã triển khai thành công và thảo luận giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn, chứng từ.
Đặc biệt, ngành thuế thành lập các đoàn công tác liên ngành làm việc trực tiếp với các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu, nắm bắt thực trạng, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện gắn với từng địa bàn, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu...