"Gã khổng lồ" sản xuất chip hàng đầu thế giới "vươn tay" tới Nhật Bản, hiện thực hóa kế hoạch mở rộng hoạt động

Tập đoàn sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) đã khánh thành nhà máy đầu tiên tại Nhật Bản.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn TSMC khai trương nhà máy tại Kumamoto, Nhật Bản vào ngày 24/2.

Theo Nikkei Asia, Bộ trưởng Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Ken Saito cùng hàng trăm lãnh đạo ngành công nghiệp chip Nhật Bản đã có mặt tại Kumamoto để dự lễ khai mạc vào chiều ngày 24/2, cùng với Chủ tịch TSMC Mark Liu, Giám đốc điều hành C.C. Wei và nhà sáng lập Morris Chang. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng cường chuỗi cung ứng chất bán dẫn tiên tiến.

TSMC bắt đầu xây dựng nhà máy thứ hai ở tỉnh Kumamoto, phía Tây Nam Nhật Bản trong năm nay. Hoạt động sản xuất ở nhà máy này sẽ bắt đầu vào cuối năm 2027. Nhà máy đầu tiên được xây dựng tại thị trấn Kikuyo ở Kumamoto, dự kiến vào quý IV/2024 bắt đầu sản xuất hàng loạt chất bán dẫn công nghệ, bao gồm cả chip 12 nanomet được sử dụng trong ô tô và thiết bị công nghiệp.

Thủ tướng Kishida Fumio cho biết Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định hỗ trợ tài chính cho nhà máy thứ hai. Ông Kishida nhấn mạnh: “Chất bán dẫn là công nghệ thiết yếu cho quá trình số hóa và khử carbon” và Bộ trưởng Công nghiệp Ken Saito xác nhận khoản trợ cấp cho nhà máy thứ hai sẽ đạt 732 tỷ yen.

Ông Morris Chang, người sáng lập TSMC, phát biểu dự án sẽ dẫn đến sự “phục hưng” của ngành sản xuất chất bán dẫn ở Nhật Bản, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa Nhật Bản và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Tổng vốn đầu tư vào nhà máy đầu tiên khoảng 8,6 tỷ USD, trong đó chính phủ trợ cấp tới 476 tỷ yên (3,2 tỷ USD).

Trước khi khánh thành nhà máy, TSMC tuyên bố sẽ tăng gấp đôi khoản đầu tư vào Nhật Bản lên hơn 20 tỷ USD, bao gồm cả cơ sở sản xuất chip thứ hai với nhà đầu tư mới Toyota Motor.

Nhật Bản nỗ lực vực dậy ngành công nghiệp bán dẫn, từng đứng số một thế giới, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp hào phóng để thu hút các nhà sản xuất chip toàn cầu.

Khách hàng Nhật Bản chiếm 6% trong tổng doanh thu 69,3 tỷ USD của TSMC vào năm 2023. Ngoài ra, các công ty Nhật Bản như Tokyo Electron và Shin-Etsu Chemical đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho TSMC các thiết bị và vật liệu thiết yếu cho sản xuất chip tiên tiến.

“Gã khổng lồ” sản xuất chip Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2019 đã thành lập Trung tâm thiết kế Nhật Bản tại Ibaraki để hợp tác chặt chẽ với các đối tác Nhật Bản trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ đóng gói tiên tiến, đây được xem là “chiến trường” mới của cuộc đua sản xuất chip.

Nhà phân tích Brady Wang của Counterpoint Research cho biết khi thiết lập các hoạt động tại Nhật Bản, TSMC không chỉ tiếp cận được các ngành công nghiệp vật liệu và thiết bị bán dẫn tiên tiến của nước này, mà còn tăng cường quan hệ đối tác với các công ty công nghệ lớn ở Nhật Bản và trên toàn cầu. Tuy vậy, ông Wang lưu ý mặc dù Nhật Bản cung cấp một môi trường sản xuất có rủi ro tương đối thấp, nhưng thách thức trong việc giải quyết những khác biệt về văn hóa vẫn là điều đáng lưu tâm.

TSMC cũng đang xây dựng các nhà máy ở Arizona (Mỹ) và ở Dresden (Đức). Theo truyền thông Đài Loan (Trung Quốc), đến năm 2028, hoạt động sản xuất ở nước ngoài của TSMC dự kiến chiếm khoảng 20% tổng công suất sản xuất.

Theo Thế giới và Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw