G7 thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hóa quan trọng

Ngày 29/10, Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nhất trí đẩy mạnh hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và bền vững đối với các hàng hóa quan trọng như khoáng sản, chất bán dẫn và pin, đồng thời hợp tác với các đối tác đáng tin cậy ở bên ngoài để đạt được mục tiêu này.

Bộ trưởng Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura (trái, phía trước) và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa (phải, phía trước) chủ trì hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm G7 tại Osaka, ngày 28/10/2023.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị kéo dài 2 ngày ở tỉnh Osaka (Nhật Bản), các bộ trưởng G7 cũng cam kết tăng cường nỗ lực chung nhằm ngăn chặn các hành vi cưỡng ép kinh tế. Tuyên bố chung kêu gọi lập tức bãi bỏ các biện pháp hạn chế thương mại không cần thiết, trong đó có biện pháp hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm của Nhật Bản.

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 khai mạc ngày 28/10, với chương trình nghị sự tập trung vào chủ đề củng cố chuỗi cung ứng các khoáng sản thiết yếu và những mặt hàng khác nhằm đảm bảo an ninh kinh tế. Hội nghị do Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura và Ngoại trưởng Yoko Kamikawa đồng chủ trì.

Đây là cuộc họp thứ hai của các Bộ trưởng Thương mại G7 trong năm nay sau cuộc họp trực tuyến vào tháng 4. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các quốc gia phát triển lo ngại nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp chip bán dẫn cũng như các khoáng sản thiết yếu như lithium, vốn rất quan trọng để sản xuất xe điện và thúc đẩy năng lượng xanh.

G7 gồm các thành viên Nhật Bản - đang giữ chức Chủ tịch luân phiên, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ cùng Liên minh châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw