Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Đông Cuông năm 2020: Khắc thêm giá trị văn hóa của nghệ thuật hầu đồng

Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2020 lần đầu tiên đạt số kỷ lục với trên 100 nghệ nhân, thanh đồng trong cả nước tụ hội về cùng tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn.
Giá hầu Chúa do chính Thanh đồng Đặng Ngọc Anh - Phó Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam hóa thân vào Chúa Thượng ngàn bằng những ca từ ca ngợi vẻ đẹp thanh cao, uy nghi, tối linh, công đức cũng như những lời khuyên răn đạo lý, thiện tâm của Mẫu Thượng ngàn. Thanh đồng hi vọng sẽ giao tiếp được với đấng thần linh để cầu cho quốc thái dân an, gửi gắm những mong muốn, niềm tin chân thành, trong sáng của con người với trời đất, thần linh.
Thanh đồng Đặng Ngọc Anh - Phó Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam hóa thân vào Chúa Thượng ngàn trong giá hầu Chúa
Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn là một nghi lễ đặc biệt, là một nghi lễ diễn xướng dân gian mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Mẫu Thượng ngàn tại Đông Cuông là đỉnh cao của sự ngưng kết, chắt lọc, kết hợp giữa tín ngưỡng thờ thần Rừng - gắn nền kinh tế nông nghiệp với hình tượng Mẫu mẹ - Mẫu đại diện thần Mẹ ở nơi rừng núi, hòa hợp với cõi trần tục, được dân chúng suy tôn và xếp vào bậc hiển thánh trong đạo Tam phủ của người Việt. 
Đền Đông Cuông là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, các thanh đồng trên mọi miền đất nước lại đổ về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh". Vì vậy, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2020 lần đầu tiên đạt con số kỷ lục: trên 100 nghệ nhân, thanh đồng trong cả nước tụ hội về cùng tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn. Hoạt động tôn vinh một giá trị văn hóa đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng giúp người dân, du khách hiểu hơn về đạo Mẫu với những giá trị cơ bản trong di sản văn hoá tinh thần, tâm linh của người Việt. 
Cung văn trong giá hầu.
Đây cũng là dịp để những bản hội, nghệ nhân, thanh đồng, cung văn từ các tỉnh, thành phố trong cả nước về đền Đông Cuông dâng hương kính Mẫu, diễn xướng hầu đồng và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Lễ  hội. Đây cũng là lần thứ 2, các bản hội được giao lưu, gặp gỡ, thực hành tôn vinh giá trị đặc sắc của Di sản "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Di tích lịch sử - văn hóa đền Đông Cuông để những giá trị văn hóa tâm linh tốt đẹp của di sản được gìn giữ, lưu truyền và phát huy. 
YBĐT

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

fb yt zl tw