EU và Mỹ tăng cường hợp tác thương mại, công nghệ

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ ngày 30/1 đã tổ chức cuộc họp lần thứ năm của Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU-Mỹ (TTC) tại Washington D.C.

EU và Mỹ tăng cường hợp tác thương mại và công nghệ.

Cuộc họp là dịp để các bộ trưởng nắm bắt tiến độ công việc của TTC và đưa ra chỉ đạo chính trị về những ưu tiên chính cho hội nghị TTC cấp bộ trưởng tiếp theo sẽ diễn ra tại Bỉ vào mùa Xuân.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, TTC là diễn đàn chính để hợp tác chặt chẽ về các vấn đề thương mại và công nghệ xuyên Đại Tây Dương. Hội đồng này do các Phó Chủ tịch EC Margrethe Vestager, Valdis Dombrovskis, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đồng chủ trì, cùng với Ủy viên châu Âu Thierry Breton.

Hai bên đều thể hiện mong muốn chung và mạnh mẽ để tiếp tục tăng cường thương mại và đầu tư song phương, hợp tác về an ninh kinh tế và các công nghệ mới nổi, cũng như thúc đẩy lợi ích chung trong môi trường kỹ thuật số.

Bên lề cuộc họp TTC, cả EU và Mỹ đã nhất trí tiếp tục tìm kiếm các cách thức tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và công nghệ quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác về đánh giá sự phù hợp.

Hai bên cũng cam kết đạt được tiến bộ rõ rệt về các công cụ thương mại kỹ thuật số nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp qua Đại Tây Dương và tăng cường các phương pháp sàng lọc đầu tư, kiểm soát xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài và đổi mới sử dụng kép.

Theo cam kết của tại Hội nghị Bộ trưởng TTC trước đó, EU và Mỹ hoan nghênh Nguyên tắc hướng dẫn quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI) và Quy tắc ứng xử tự nguyện dành cho các nhà phát triển AI được nhóm G7 thông qua và đồng ý tiếp tục hợp tác về quản lý AI quốc tế.

Hai bên cũng hoan nghênh lộ trình của ngành công nghiệp về 6G, trong đó đặt ra các nguyên tắc hướng dẫn và các bước tiếp theo để phát triển công nghệ quan trọng này. Hai bên cũng đánh giá cao tiến triển trong việc hỗ trợ kết nối an toàn trên toàn cầu, đặc biệt là mạng 5G và cáp dưới biển.

EU và Mỹ cũng đang tăng cường phối hợp về sự sẵn có của các nguyên liệu thô quan trọng cho sản xuất chất bán dẫn, bằng cách kích hoạt cơ chế cảnh báo sớm TTC chung về sự gián đoạn chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Hai bên tiếp tục trao đổi thông tin về hỗ trợ công cho các khoản đầu tư trong khuôn khổ Đạo luật Chips tương ứng của EU và Mỹ.

Hội nghị bàn tròn về chuỗi cung ứng chất bán dẫn đã diễn ra bên lề TTC, tập trung vào sự phát triển và hợp tác tiềm năng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn truyền thống.

Tại cuộc họp các bên liên quan về Xây dựng thị trường xanh xuyên Đại Tây Dương diễn ra trong ngày 31/1, các bên dự kiến sẽ trình bày quan điểm và đề xuất về cách tăng cường chuỗi cung ứng xuyên Đại Tây Dương bền vững hơn và linh hoạt hơn. Một loạt hội thảo sẽ diễn ra để thúc đẩy thị trường xanh xuyên Đại Tây Dương và tăng cường việc làm có chất lượng tốt cho quá trình chuyển đổi xanh, cũng như các hội thảo về chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời, nam châm vĩnh cửu và sàng lọc đầu tư.

Hội đồng TTC EU-Mỹ được Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Joe Biden nhất trí thành lập vào tháng 6/2021 tại hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ ở Brussels. TTC đóng vai trò là một diễn đàn để EU và Mỹ thảo luận và phối hợp về các vấn đề thương mại và công nghệ chính, cũng như đẩy mạnh hợp tác xuyên Đại Tây Dương về các vấn đề cùng quan tâm.

EU và Mỹ vẫn là đối tác quan trọng về địa chính trị và thương mại. Trong năm 2022, thương mại song phương đã đạt mức cao lịch sử, với hơn 1.500 tỷ euro, trong đó, hơn 100 tỷ euro đến từ thương mại kỹ thuật số.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw