EU siết chặt quy định đối với nông sản tươi nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) sẽ siết chặt các quy định liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật, kiểm định thực vật… doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tươi Việt Nam cần lưu ý.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

EU siết chặt tiêu chuẩn nông sản tươi nhập khẩu.
EU siết chặt tiêu chuẩn nông sản tươi nhập khẩu.

Thị trường Bắc Âu, gồm: Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, nổi tiếng với yêu cầu cao về chất lượng nông sản, đặt ra thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Cụ thể, các quy định mới ảnh hưởng đến nông sản tươi, bao gồm:

Giảm dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật: EU yêu cầu nông sản nhập khẩu đáp ứng mức dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (MRLs) nghiêm ngặt. Một số hóa chất không được phép sử dụng trong EU sẽ bị cấm hoàn toàn trên sản phẩm nhập khẩu.

Ví dụ: Theo Quy định 2023/915, mức dư lượng cadmium tối đa được giảm cho các loại trái cây như dâu, cam quýt, xoài, chuối và dứa.

Các siêu thị Bắc Âu thường yêu cầu tiêu chuẩn riêng, khắt khe hơn so với quy định của EU.

Về chứng nhận kiểm dịch thực vật, hầu hết nông sản tươi nhập khẩu vào EU cần có chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate). Chứng nhận này đảm bảo sản phẩm không mang sinh vật gây hại.

Một số loại trái cây như: chuối, dừa, chà là, dứa và sầu riêng không cần chứng nhận này. Nhưng với xoài, EU áp dụng quy định bổ sung là nhiệt xử lý hoặc các biện pháp tương tự được khuyến khích để ngăn chặn ruồi đục quả.

Đồng thời, thị trường này cũng tăng cường kiểm tra và giám sát, áp dụng tỷ lệ kiểm tra cao hơn đối với các sản phẩm có nguy cơ dư lượng hóa chất cao từ một số quốc gia.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản tươi vào thị trường Bắc Âu cần tuân thủ quy định dư lượng hóa chất. Nhà xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm không vượt mức dư lượng hóa chất cho phép và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt từ các nhà nhập khẩu Bắc Âu.

Doanh nghiệp nên sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật được EU chấp thuận; Kiểm tra dư lượng hóa chất tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế trước khi xuất khẩu.

Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo chứng nhận kiểm dịch thực vật, hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch tại Việt Nam để đảm bảo quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận đúng chuẩn; Áp dụng các biện pháp xử lý để loại bỏ nguy cơ sinh vật gây hại.

Sản phẩm từ Việt Nam có thể nằm trong danh mục rủi ro cao, dẫn đến tỷ lệ kiểm tra cao hơn. Do đó, doanh nghiệp cần nâng cao kiểm soát chất lượng tại nguồn, đặc biệt với các loại nông sản như ớt, đậu, và trái cây nhiệt đới; Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về quy trình sản xuất và kiểm tra để giải quyết kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng tiêu chuẩn EU để tạo lợi thế cạnh tranh. Việc tuân thủ tốt các quy định EU không chỉ giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu mà còn tạo dựng uy tín với khách hàng Bắc Âu.

“Thị trường Bắc Âu đặt ra các yêu cầu cao về chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đáp ứng tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, với chiến lược phù hợp, các doanh nghiệp không chỉ vượt qua thách thức mà còn tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần tại khu vực này”- Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết.

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng miễn phí cho 90% giao dịch thanh toán điện tử

Ngân hàng miễn phí cho 90% giao dịch thanh toán điện tử

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện khoảng 90% giao dịch thanh toán điện tử đã được miễn phí. NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện tốt các giải pháp về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thực hiện phát dọn, thu gom vật liệu cháy tại khu vực có nguy cơ cao

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thực hiện phát dọn, thu gom vật liệu cháy tại khu vực có nguy cơ cao

Việc làm giảm vật liệu cháy được thực hiện trên toàn bộ diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát được giao quản lý, trong đó tập trung vào vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, khu vực chịu ảnh hưởng nặng của bão số 3 (Yagi) làm cây gãy đổ nhiều, thảm thực bì dày, khu vực giáp ranh với đất canh tác của người dân, chủ rừng khác, khu vực rừng tái sinh, tuyến tuần tra, kiểm tra rừng.

Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt trên 120% kế hoạch Thủ tướng giao

Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt trên 120% kế hoạch Thủ tướng giao

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết niên độ năm 2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Lào Cai theo Quyết định giao của Thủ tướng Chính phủ đạt 120,63% kế hoạch giao, nhóm đứng đầu các địa phương về giải ngân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn mức trung bình chung của cả nước.

Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 6/2, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn khẩn số 625/UBND - NLN chỉ đạo việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống lở mồm, long móng. Trong đó nêu rõ: Địa phương nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là, không chủ động các biện pháp phòng, chống thì Chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

PC Lào Cai giữ dòng điện ổn định, đón Xuân an vui

PC Lào Cai giữ dòng điện ổn định, đón Xuân an vui

Trong những ngày đầu xuân mới, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã nỗ lực triển khai đồng bộ giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và chất lượng cao cho hơn 219 nghìn khách hàng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong những ngày nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xuân về bản Cam

Xuân về bản Cam

Những ngày đầu năm mới ở khu tái định cư Cảng hàng không Sa Pa, không khí se lạnh, ánh nắng vàng óng phủ lên những mái nhà mới xây mang dáng dấp biệt thự, tạo nên khung cảnh đầy sức sống.

Lào Cai phấn đấu 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Lào Cai phấn đấu 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Năm 2024, tổng diện tích cây quế toàn tỉnh đạt 60.800 ha; khai thác hơn 157.000 tấn cành, lá, vỏ quế khô và 58.805 m3 gỗ quế; chiết xuất được 465 tấn tinh dầu. Cơ bản các vùng trồng quế sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, giá thu mua ổn định, năm 2025, Lào Cai phấn đấu có hơn 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

fb yt zl tw