EU bật đèn xanh khoản viện trợ 4,2 tỷ euro cho Ukraine

Theo truyền thông châu Âu, các chính phủ thành viên Liên minh châu Âu đã phê duyệt khoản thanh toán thường xuyên đầu tiên cho Ukraine là 4,2 tỷ euro (4,58 tỷ USD) trong số 50 tỷ euro mà EU đã dành để hỗ trợ tài chính cho Kiev.

Khoản tiền này sẽ được cung cấp dưới dạng tiền vay và tài trợ sau khi Ukraine đáp ứng các điều kiện giải ngân bao gồm cải cách quản lý tài chính công, quản trị doanh nghiệp nhà nước, môi trường kinh doanh, năng lượng và rà phá bom mìn. Quỹ 50 tỷ euro cho giai đoạn 2024-2027 đã được các chính phủ EU nhất trí vào tháng 3.

Ảnh theo Liên minh châu Âu (EU).
Ảnh theo Liên minh châu Âu (EU).

Cho đến nay, Ukraine đã nhận được 6 tỷ euro tiền tài trợ bắc cầu (Bridge financing) và 1,9 tỷ euro tiền tài trợ trước từ quỹ này. Các tổ chức của EU là nhà tài trợ lớn về hỗ trợ tài chính cho Ukraine, đã cung cấp 37 tỷ euro cho Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất với khoảng 75 tỷ euro và hỗ trợ quân sự hơn 51 tỷ euro.

Trước đó, Hungary đã ngăn chặn ba khoản viện trợ trị giá 500 triệu Euro riêng biệt thuộc quỹ Cơ sở Hòa bình Châu Âu (EFF), cũng như 5 tỷ Euro (5,4 tỷ USD) được phân bổ cho Quỹ Hỗ trợ Ukraine của EFF. Budapest đã phê duyệt việc cấp tiền mặt cho Quỹ hỗ trợ Ukraine vào tháng 3 nhưng hiện từ chối ký vào các tài liệu cần thiết để giải ngân viện trợ. Vào tháng 7, Hungary đã ngăn Liên minh châu Âu (EU) hoàn tiền cho các quốc gia thành viên đã viện trợ vũ khí cho Ukraine, cho đến khi Kiev bỏ lệnh cấm vận chuyển dầu đối với công ty năng lượng Lukoil của Nga.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw