Duyên dáng chiếc khăn Piêu

LCĐT - Trong sắc phục của đồng bào dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu chứa đựng nhiều ý nghĩa của cuộc sống và tâm linh, là điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp riêng và thể hiện sự khéo léo của phụ nữ.

Duyên dáng chiếc khăn Piêu ảnh 1
Chị Hà Thị Duyên thêm duyên dáng khi đội khăn Piêu.

Thôn Bản Ngoang, xã Thẳm Dương (Văn Bàn) là nơi duy nhất của Lào Cai có người Thái đen sinh sống. Từ xa xưa, đối với phụ nữ Thái nói chung và Thái đen nói riêng, khăn Piêu là vật không thể thiếu, được dùng trong sinh hoạt hằng ngày, che nắng, che gió, giữ ấm về mùa đông. Ngày nay, khăn Piêu không được đội thường xuyên, các cô gái Thái chỉ dùng vào ngày lễ, tết hoặc ngày cưới hỏi. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ Thái ở Bản Ngoang vẫn giữ được từ 1 đến 2 chiếc khăn Piêu truyền thống.

Hiện nay, không còn nhiều phụ nữ Thái biết thêu khăn Piêu. Ở Bản Ngoang, bà Hà Thị Thái được biết đến là người khéo tay nhất khi may, thêu được chiếc khăn độc đáo này. Phụ nữ Thái đen trong thôn thường nhờ bà thêu hoặc chỉ dạy. Các công đoạn để hình thành chiếc khăn Piêu khá cầu kỳ. Khăn được phụ nữ Thái dệt từ bông vải. Khi vải dệt thành tấm, đem nhuộm chàm vài lần cho kỹ, để vải không bị bạc màu, mới được dùng làm khăn. Khăn Piêu có chiều rộng khoảng 40 cm và chiều dài hơn 1 m.

Điểm nhấn của khăn Piêu là những họa tiết được thêu cầu kỳ, nhiều hoa văn rực rỡ ở 2 đầu khăn. Chỉ thêu khăn Piêu thường dùng là chỉ tơ tằm nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng... với đường thêu hình thoi. Khi thêu xong khăn, phụ nữ Thái dùng vải xanh hoặc đỏ làm nẹp viền khăn và đính “cút Piêu” vừa để trang trí khăn đẹp hơn, vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma. Các “cút Piêu” làm từ vải được cuộn tròn, bên trong lõi là sợi vải. Người cuộn phải rất khéo léo sao cho “cút Piêu” giống hình ngọn cây dương xỉ và thêu xen kẽ chỉ màu. Mỗi chiếc khăn có thể xem là một câu chuyện thể hiện qua họa tiết, sắc màu để nói lên tâm tư, tính cách của người phụ nữ.
Bà Thái tâm sự: Thời xưa, các cô gái Thái khi đến tuổi trưởng thành thường thêu được từ 20 đến 30 chiếc khăn Piêu để làm của hồi môn đem tặng gia đình chồng. Những họa tiết được thêu tỉ mỉ trên mỗi chiếc khăn thể hiện được sự khéo léo, chỉn chu của cô gái.

Ngoài ra, trong đám hiếu của đồng bào Thái phải có từ 4 đến 8 chiếc khăn Piêu để làm đồ lễ cho người đã khuất. Đặc biệt, khi vợ hoặc chồng về với tổ tiên trước, chiếc khăn Piêu sẽ được cắt đôi, một nửa cho vợ hoặc chồng người ở lại và đến khi người đó cũng về với tổ tiên thì sẽ mang theo cho người đó. Bà con cho rằng khi cùng về với tổ tiên, chiếc khăn Piêu sẽ là vật giao ước để lên thiên đàng nhận lại nhau, lấy chiếc khăn đó ghép vào nhau thành một và nhận lại vợ chồng như thời đang sống dưới trần gian.

Ngày nay, số người biết thêu khăn Piêu rất ít, khăn cũng không còn được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà thường được các cô gái sử dụng vào những ngày lễ, Tết hoặc các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Thời gian gần đây, Hà Thị Duyên thường mặc trang phục dân tộc và đội khăn Piêu nhiều hơn khi được tham gia các hoạt động văn nghệ tại địa phương. Duyên bộc bạch: Khăn Piêu rất đẹp, mình cũng có 2 chiếc và luôn gìn giữ cẩn thận. Ngoài phục vụ sinh hoạt, làm quà cưới, khăn Piêu còn được dùng để biểu diễn văn nghệ, chúng mình thường dùng trong các điệu múa xòe.

Duyên dáng chiếc khăn Piêu ảnh 2
Ngày nay, khăn Piêu thường được dùng trong các buổi diễn văn nghệ.

Khi mặc trang phục truyền thống, cô gái Thái đội trên đầu khăn Piêu sẽ tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng, hy vọng các cô gái Thái sẽ luôn lưu giữ được nét văn hóa đặc sắc này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw